Gợi ý cha mẹ cách xử trí khi trẻ em sốt cao co giật

Trẻ em sốt cao co giật thường xảy ở giai đoạn từ 3 đến 5 tháng tuổi. Hầu hết sốt cao, co giật gây ra do tương tác phức tạp giữa yếu tố bẩm sinh với yếu tố môi trường chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra. Vậy khi trẻ em bị sốt cao, co giật, cha mẹ nên làm gì? Có giải pháp nào giúp cha mẹ có thể phòng tránh được những cơn sốt cao, co giật cho trẻ không?

Bạn đang đọc: Gợi ý cha mẹ cách xử trí khi trẻ em sốt cao co giật

1. Những biểu hiện khi trẻ em sốt cao, co giật

Các cơn co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên gây co cứng, giật cơ.

Khi trẻ em bị sốt cao co giật sẽ có thêm các biểu hiện như: nôn ói, sủi bọt mép, đồng tử ở hai mắt lộn lên trên và mắt trắng dã. Các cơn co giật này thường là cơn co giật toàn thể, ngắn và kéo dài không quá 5 phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ có trạng thái lờ đờ, chậm chạp hoặc buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Thời gian này có thể kéo dài đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Thông thường, trẻ có thể bị co giật cho 1 đợt sốt cao.

Có 2 dạng co giật do sốt: loại đơn giản và loại co giật phức tạp. Trong số đó, theo thống kê có khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là loại co giật phức tạp.

1.1 Trẻ em sốt cao co giật thể đơn giản

Đặc điểm của sốt cao co giật thể đơn giản được biểu hiện như:

– Các cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, tăng trương lực và co cứng các cơ.

– Thời gian co giật kéo dài khoảng 15 phút.

– Sau cơn co giật trẻ không bị rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh.

1.2 Trẻ em sốt cao co giật thể phức tạp

– Các cơn co giật khu trú.

– Thời gian kéo dài > 15 phút.

– Thông thường sẽ có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24h nếu trẻ sốt cao.

Gợi ý cha mẹ cách xử trí khi trẻ em sốt cao co giật

Sau cơn co giật trẻ sẽ có trạng thái lờ đờ, chậm chạp hoặc buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát của sốt cao co giật ở trẻ

– Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

– Trẻ có tiền sử cha mẹ hoặc anh em ruột bị sốt cao, co giật.

– Cơn co giật khi sốt dưới 40 độ C.

– Trẻ có nhiều cơn co giật trong đợt sốt đầu tiên.

– Trẻ có dấu hiệu khởi phát co giật sớm

Mặc dù sốt cao co giật thường gây hoảng loạn cho cha mẹ nhưng đây được xem là hiện tượng lành tính và gần như không gây nguy hiểm cho trẻ trừ khi trẻ bị chấn thương trong lúc co giật.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy không có sự khác biệt về trí tuệ của các trẻ em bị co giật do sốt với anh em cùng huyết thống không bị co giật do sốt.

Tìm hiểu thêm: Điều trị đúng cách nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Gợi ý cha mẹ cách xử trí khi trẻ em sốt cao co giật

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm tăng nguy cơ tái phát khiến trẻ sốt cao, co giật

3. Khi trẻ em sốt cao co giật cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Trẻ em bị sốt cao co giật là phản ứng rất bình thường của cơ thể, tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan, lơ là trước tình trạng này. Bởi có một số trường hợp, khi trẻ sốt cao co giật không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho bệnh của trẻ chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ về sau. Sau đây là một số gợi ý giúp cha mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ trẻ khi bị sốt cao co giật:

– Trẻ bị sốt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc đồ thoáng mát nhưng đảm bảo cho trẻ không bị cảm lạnh. Dùng khăn ngâm nước ẩm để lau một số vùng trên cơ thể như: nách, háng, bẹn, dưới cổ, trán. Cha mẹ có thể lau liên tục cho bé khoảng từ 7 đến 15 phút nhằm giúp lỗ chân lông trên da giãn nở và thoát nhiệt để hạ sốt.

– Bổ sung nước cho trẻ: Lượng mồ hôi thoát ra khiến cho cơ thể của trẻ bị mất đi một lượng nước đáng kể. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ, có thể sử dụng nước ép hoa quả giàu vitamin và giúp trẻ nhanh chóng phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó, đối với trẻ sơ sinh thì mẹ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ tích cực.

– Để hạn chế khả năng trẻ bị co giật, cha mẹ cũng nên hạn chế ép trẻ ăn khi trẻ đang trong cơn sốt. Trong các bữa ăn, chỉ nên cho trẻ dùng những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo, súp…

– Liên tục theo dõi cơn sốt trong vòng 24h, đặc biệt cần chú ý những triệu chứng đi kèm của trẻ trong cơn sốt.

– Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ

– Khi trẻ bị co giật hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi thoáng mát, tránh các vật cứng và sắc nhọn.

– Để đầu nằm nghiêng và hơi ngửa một chút để khơi thông đường thở của trẻ bởi khi bị co giật, đờm dãi của trẻ ra rất nhiều dễ gây ngạt đường thở của trẻ, nếu chảy vào phổi có thể gây ngưng thở.

– Trẻ bị co giật tuyệt đối cha mẹ không dùng vật cứng để ngáng miệng bé vì có thể gây tổn thương vùng răng và xương hàm.

–  Đặc biệt trong quá trình trẻ lên cơn co giật cha mẹ không cố giữ chân tay trẻ vì điều này có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ.

– Sau cơn co giật lần thứ 1, đợi hết cơn, cha mẹ có thể dùng khăn mỏng, mềm vào giữa hàm răng của trẻ để tránh cơn co giật rồi nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Gợi ý cha mẹ cách xử trí khi trẻ em sốt cao co giật

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em sốt cao co giật cần dùng khăn ngâm nước ẩm để lau một số vùng trên cơ thể như: nách, háng, bẹn, dưới cổ, trán.

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ em sốt cao, co giật

Một số bậc phụ huynh không biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt cao hoặc xử trí không đúng cách khiến vô tình trạng thái của trẻ càng trở nên nặng nề hơn. Do đó, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu những giải pháp hỗ trợ trẻ hạ sốt hiệu quả cũng như tránh các sai lầm sau đây:

– Không ủ ấm trẻ khi trẻ sốt vì nhiệt độ cơ thể của trẻ lúc này khá cao. Nếu cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sẽ vô tình khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn.

– Những trường hợp trẻ bị sốt cao quá dẫn đến co giật, cha mẹ không được vỗ vào người hay giật tóc bé. Lúc này, những động tác bên ngoài có thể khiến cho cơ thể của trẻ bị kích thích và cơn co giật sẽ bị kéo dài, gây nguy hiểm cho trẻ.

– Khi trẻ bị sốt cao, co giật tuyệt đối không để trẻ 1 mình mà hãy gọi người giúp đỡ.

– Sau cơn co giật trẻ có thể bị mệt và buồn ngủ, do vậy trẻ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt.

– Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các biểu hiện:

+ Đây là cơn co giật đầu tiên của trẻ.

+ Cơn co giật kéo dài quá 5 phút hoặc có thể ngắn hơn nhưng nhiều cơn ngắn liên tiếp.

+ Trẻ có hiện tượng khó thở sau cơn co giật và không hồi phục sau cơn.

+ Có chấn thương sau cơn co giật.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết này, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ bỏ túi thêm cho mình những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc trẻ sao cho đúng cách. Đặc biệt, khi trẻ em bị sốt cao co giật cha mẹ cần nhanh chóng xử lý và có các biện pháp xử lý đúng cách để giúp trẻ có thể giảm thân nhiệt, hạ sốt và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *