Hầu hết tất cả những đứa trẻ đều phải qua giai đoạn sốt và khó chịu khi mọc răng. Tuy nhiên, bạn có biết tại sao bé sốt mọc răng và làm thế nào để hạ sốt và xoa dịu cơn đau cho trẻ? Có phải sốt ở trẻ là dấu hiệu mọc răng hay không? Nếu vẫn còn mông lung với câu hỏi này thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Tại sao bé sốt mọc răng và cách chăm sóc bé khi mọc răng
Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng vào thời điểm khoảng trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ đã có chiếc răng đầu tiên khi 4 tháng tuổi, đặc biệt hơn, có trẻ sinh ra đã có răng (gọi là răng sơ sinh) và cũng không ít trẻ 12 tháng mới mọc răng lần đầu.
Sau khi mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ sẽ tiếp tục mọc răng mới sau vài tháng.
1. Tại sao bé sốt mọc răng?
Bé sốt mọc răng khiến nhiều ba mẹ lo lắng.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, sốt là một trong những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên về góc độ khoa học, không có bằng chứng nào chứng minh điều này đúng. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, sốt không phải là dấu hiệu của việc mọc răng mà là một triệu chứng của nhiễm trùng. Trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tháng thường dễ bị nhiễm trùng hơn và thời điểm này trùng với độ tuổi mà hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng. Và đó chính là nguyên nhân mà chúng ta thường thấy bé bị sốt khi mọc răng.
Những lý do khiến trẻ mọc răng và nhiễm trùng (gây sốt) xảy ra vào thời điểm giống nhau đó là:
– Tăng khả năng tiếp xúc với các mầm bệnh mới: Khi được 6-12 tháng tuổi, trẻ có sở thích là mút và nhai các đồ vật để khám phá thế giới xung quanh mình, và điều này khiến trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh mới, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
– Giảm kháng thể: Khi trẻ được 6-12 tháng tuổi, kháng thể mà mẹ truyền cho bé trong khi sinh đã hết. Do đó, hệ thống miễn dịch của bé phải phản ứng với nhiều bệnh nhiễm trùng hơn, chẳng hạn như cảm lạnh, gây ra sốt.
Tóm lại, sốt có thể xảy ra cùng lúc với mọc răng ở trẻ. Tuy nhiên, sốt thường là một dấu hiệu cho thấy bé bị nhiễm trùng, chứ không phải là một triệu chứng bình thường của quá trình mọc răng.
Sốt mọc răng được định nghĩa như sau:
– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Sốt ở nhiệt độ từ 38 độ C trở lên.
– Trẻ lớn hơn: Sốt ở nhiệt độ từ 38,4 độ C trở lên.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bé sốt mọc răng thông thường nhiệt độ không quá cao. Nếu con bị sốt cao, kèm theo các triệu chứng lạ khác, nhiều khả năng con gặp các vấn đề khác, ba mẹ cần đưa con đi khám.
Để xác định bé sốt mọc răng hay do vấn đề khác, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng khi trẻ mọc răng.
2. Các triệu chứng trẻ đang mọc răng, ngoài sốt
2.1 Đau nướu
Khi răng chồi ra khỏi lợi, nó sẽ làm cho nướu bị vỡ, do vậy đa phần trẻ bị đau nướu nhẹ do vi khuẩn xâm nhập vào phần nướu mới bị vỡ.
2.2 Khóc lóc và cáu kỉnh
Đau và khó chịu nướu khiến trẻ cáu kính, khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần chú ý, nếu trẻ có dấu hiệu này cũng có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác chứ không riêng nguyên nhân mọc răng.
2.3 Chảy nước dãi nhiều
Chảy nước dãi là điều rất bình thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên với bé đang mọc răng thì hầu như cằm luôn ướt vì rớt dãi chảy rất nhiều. Mẹ hãy dùng khăn mềm, ẩm để lau nhẹ nhàng cho bé.
Tìm hiểu thêm: Thuốc cảm cúm trẻ em 5 tháng tuổi và những điều cần biết
Bé bị chảy rớt dãi nhiều, hay đưa tay vào miệng… là những triệu chứng điển hình của mọc răng.
2.4 Thích cắn, nhai, gặm bất kỳ thứ gì xung quanh
Vào thời điểm mọc răng, trẻ thường thích đưa tất cả mọi thứ vào miệng để nhai, gặm. Nhiều ba mẹ phàn nàn, bé còn cắn cả tay hoặc ti mẹ.
2.4 Bé lười ăn
Khi nướu sưng đau, trẻ thường khó chịu và không muốn ăn. Để khắc phục điều này, mẹ nên cho bé ăn đồ mềm và lỏng hơn. Tăng cường cho bé bú để bù đắp lượng dinh dưỡng còn thiếu nhé.
Ngoài các triệu chứng trên, trẻ có thể bị tiêu chảy và phát ban nhẹ trong thời kỳ mọc răng.
Các triệu chứng không liên quan đến mọc răng
Một số triệu chứng không liên quan đến việc mọc răng bao gồm: Nôn mửa, tiêu chảy, khóc quá nhiều… Nếu có các triệu chứng này, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
3. Mách ba mẹ: Cách điều trị và chăm sóc khi bé sốt mọc răng
3.1 Cách hạ sốt cho bé
– Cho bé sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ trên 38,5 độ. Thuốc sử dụng phù hợp với cân nặng và lứa tuổi, theo chỉ định của bác sĩ
– Mặc quần áo nhẹ, chất liệu thấm hút tốt cho bé, giúp tỏa nhiệt
– Cho trẻ uống nhiều nước, như nước hoa quả, nước canh, súp, nước lọc… Với trẻ nhỏ, mẹ nên tăng cường cho bé bú để cung cấp chất lỏng cho cơ thể.
3.2 Cách làm dịu sự khó chịu của trẻ khi mọc răng
>>>>>Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài
Dùng đồ chơi gặm nướu có thể xoa dịu cơn đau do mọc răng ở bé.
– Cho con bú: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ có thể giúp xoa dịu cơn đau do mọc răng
– Xoa nướu: Dùng ngón tay sạch ấn nhẹ vào nướu có thể giúp bé dễ chịu hơn.
– Đưa cho trẻ đồ chơi an toàn để bé nhai: Hiện nay có rất nhiều đồ chơi gặm nướu làm từ silicon dành cho bé để nhai, giúp giảm cơn khó chịu do mọc răng gây ra. Khi sử dụng, bạn nên luôn giám sát trẻ để đảm bảo an toàn.
– Hỏi ý kiến bác sĩ: Nếu các biện pháp khắc phục khác không hiệu quả, ba mẹ có thể tư vấn bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống aspirin.
3.3 Khi nào ba mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ?
– Cho bé đi viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38,5 độ hoặc cao hơn
– Cho bé đi viện ngay nếu bé lớn hơn 3 tháng nhưng có thêm các triệu chứng sau: khóc nhiều không rõ lý do, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, ngủ li bì, sốt cao liên tục trên 40 độ C…
Tóm lại, bé sốt mọc răng không quá nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách chăm sóc bé đúng cách. Thông thường, quá trình mọc răng sẽ kết thúc trong khoảng 8 ngày (5 ngày trước khi mọc răng và 3 ngày sau khi mọc răng). Nếu thấy bé có triệu chứng sốt, biếng ăn kéo dài…. ba mẹ nên đưa bé đi khám bởi có thể dấu hiệu này liên quan tới các vấn đề khác mà không phải mọc răng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.