Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

Nổi nốt thủy đậu là giai đoạn trẻ mắc bệnh thủy đậu sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là rất đau đớn. Đây cũng chính là thời điểm bệnh của bé dễ biến chứng nặng như sẹo lõm, viêm não, viêm cơ tim… nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu ngay cách xử lý nốt mụn nước cho bé mắc thủy đậu an toàn, đúng cách trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

1. Nốt thủy đậu ở trẻ xuất hiện khi nào?

Thủy đậu ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm bên ngoài da, do virus lây truyền có tên Varicella zoster gây nên. Virus thuỷ đậu lây nhiễm thông qua đường hô hấp, sinh hoạt hàng ngày với người lây bệnh, hoặc do tiếp xúc với dịch ở nốt thủy đậu của người bệnh.

Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

Nốt thủy đậu ở trẻ thường xuất hiện từ giai đoạn khởi phát dạng ban đỏ

Nhiều nghiên cứu trẻ ra rằng, trẻ em từ 1 đến 5 tuổi là nhóm đối tượng bị mắc thủy đậu nhiều hơn cả. Và khi mắc thủy đậu, trẻ em, hay kể cả người lớn, sẽ phải trải qua đủ 4 giai đoạn của bệnh, bao gồm:

– Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ mắc thủy đậu gần như không xuất hiện triệu chứng gì. Do đó, bố mẹ chăm sóc, quan sát con dù rất kỹ cũng khó mà biết được bé đã mắc thủy đậu.

– Giai đoạn phát bệnh: Trẻ mắc thủy đậu dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu như hơi sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, uể oải và chán ăn. Ở cuối giai đoạn này, trẻ dần nổi các nốt phát ban đỏ trên người.

– Giai đoạn bệnh toàn phát: Trẻ thủy đậu xuất hiện thêm nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Hơn thế ở giai đoạn này, các nốt ban đỏ của trẻ còn phát triển thành mụn nước với kích thước lớn dần lên gây cảm giác cực kì ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí, mụn nước còn mọc cả ở niêm mạc miệng, gây đau đớn và khó khăn cho bé mỗi khi ăn.

– Giai đoạn phục hồi: Các nốt mụn nước của trẻ sẽ tự vỡ ra, khô lại rồi dần bong vảy. Trong giai đoạn này, các nốt thủy đậu trên người bé phải được vệ sinh thật cẩn thận để không xảy ra nhiễm trùng hay biến chứng.

Như vậy, bé sẽ nổi nốt thủy đậu từ giai đoạn phát bệnh. Càng các giai đoạn sau, các nốt mụn nước này càng gây sự ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn cho bé.

2. Vì sao phải xử lý nốt mụn nước thủy đậu cho trẻ đúng cách?

Các nốt thủy đậu ở trẻ từ giai đoạn toàn phát đã chuyển sang thể mụn nước, vừa gây ngứa ngáy khó chịu, vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Trường hợp người chăm sóc sơ ý để bé gãi khiến nốt mụn nước vỡ ra, mủ trắng sẽ sớm xuất hiện ở nốt mụn. Điều này đồng nghĩa rằng bé đã gặp phải tình trạng bội nhiễm các loại vi khuẩn trên da.

Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

Trẻ em cần được vệ sinh các mụn nước thủy đậu đúng cách, tránh biến chứng nặng

Các nốt mụn có mủ này sẽ khiến vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong, đi qua vết thương rồi vào máu của trẻ. Hậu quả có thể gây nhiễm trùng máu hoặc để lại sẹo lõm, rất khó xóa và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này.

Ngoài bị nhiễm trùng, tổn thương về da, trẻ mắc thủy đậu nếu không được điều trị và chăm sóc tốt còn có thể dẫn tới các biến khôn lường như viêm não, nội tạng, cơ tim, vô sinh… Do đó, bố mẹ có con mắt thủy đậu tuyệt đối không được chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho bé.

3. Cách xử lý nốt mụn nước thủy đậu an toàn, không lo biến chứng

Trẻ nhỏ khi mắc thủy đậu, nhất là trong giai đoạn các nốt ban đỏ phát triển thành các nốt thủy đậu dạng mụn nước, bố mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc và điều trị cho con thật tốt và đúng cách:

3.1. Cho trẻ uống và bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Thủy đậu chỉ đơn thuần là một bệnh nhiễm trùng lành tính. Bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ điều trị tại nhà chứ không cần nhập viện.

Thế nhưng trong quá trình bị bệnh, trẻ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn, mệt mỏi, khó chịu… Bố mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị với phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bé mắc thủy đậu sẽ được bác sĩ chỉ định cho uống thuốc kháng sinh và giảm đau nếu cần. Liều lượng sẽ được kê theo độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được mua thuốc điều trị triệu chứng thủy đậu cho con để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón và những điều cha mẹ cần biết

Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

Khi mụn nước vỡ xa, bố mẹ có thể bôi xanh methylen để bảo vệ các nốt mụn không bị nhiễm trùng

Ở giai đoạn các nốt thủy đậu tự vỡ ra, bé có thể sát khuẩn bằng oxy già hay betadine và sau đó bôi xanh methylen để bảo vệ các nốt mụn không bị nhiễm trùng.

3.2. Vệ sinh cơ thể cho trẻ thủy đậu đúng cách

Nhiều bố mẹ cho rằng bé bị thủy đậu thì nên kiêng tắm. Tuy nhiên, cách này hoàn toàn phản khoa học, thậm chí có thể khiến bé bị bệnh lâu hơn.

Thay vào đó, trẻ mắc thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng nước ấm hoặc cách dung dịch sát khuẩn lành tính với da. Bố mẹ tuyệt đối không cọ sát da hay sử dụng xà phòng để tắm cho bé. Thời gian tắm cho bé cũng không được kéo dài quá lâu.

Ngoài ra, để giúp bé không bị nhiễm trùng hay xảy ra biến chứng khi mắc thủy đậu, bố mẹ cũng cần lưu ý:

– Tuyệt đối không để trẻ gãi vào các nốt thủy đậu. Lý do là bởi việc gãi ngứa các nốt mụn nước có thể dẫn đến việc hình thành các vết loét dễ bị nhiễm trùng, chậm lành và có thể gây sẹo sâu hoặc sẹo thâm sau khi bệnh đã hết.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé mắc thủy đậu tăng sức đề kháng, mau hồi phục. Bố mẹ cũng nên cho bé ăn các thức ăn nguội, mềm và nhạt hơn bình thường để tránh gây viêm loét, đau nhức khó chịu các nốt thủy đậu trong khoang miệng.

– Uống nhiều nước là một cách giúp cơ thể tự đào thải virus gây bệnh hiệu quả.

Xử lý nốt thủy đậu cho trẻ đúng cách, an toàn

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ một số nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Tiêm vacxin hiện là cách hiệu quả để bảo vệ bé hạn chế tối đa nguy cơ mắc thủy đậu

Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có vacxin phòng ngừa. Tiêm chủng chính là cách để bảo vệ bé và các thành viên trong gia đình bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc thủy đậu. Hoặc cho dù có bị lây nhiễm bệnh thì hầu hết người mắc thủy sau khi đã tiêm vacxin đều có chứng đều nhẹ hơn, ít nốt thủy đậu, ít sốt hơn, bệnh nhanh khỏi và nguy cơ xảy ra biến chứng cũng thấp hơn nhiều.

Mọi thắc mắc về vacxin phòng bệnh thủy đậu, các bố mẹ có thể liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *