Táo bón ở trẻ nhỏ luôn là vấn đề nan giải, khiến các ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng, nhất là khi con yêu gặp phải tình trạng này lâu ngày. Bởi lẽ căn bệnh này không chỉ khiến con yêu khó chịu mà trẻ bị táo bón lâu ngày còn dễ bị chướng bụng, đầy hơi, biếng ăn,… Vậy nguyên nhân và cách điều trị của chứng táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ là gì? Bố mẹ hãy dành vài phút để đọc bài viết của chúng tôi ở bên dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày là gì?
1.1. Trẻ uống ít nước
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến con bị táo bón. Trẻ nhỏ rất thích chạy nhảy và nô đùa nên thường ra rất nhiều mồ hôi, gây mất nước nhưng lại chưa có ý thức uống thêm nước. Một số trẻ mải chơi tới mức chỉ khi nào thực sự khát mới bổ sung nước khiến cơ thể bị thiếu nước và dẫn tới chứng táo bón.
Bên cạnh đó, một số trẻ lại có sở thích uống soda, nước ngọt có gas, nước giải khát nên đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là nguyên do khiến trẻ nhỏ bị thiếu nước và gây ra tình trạng táo bón.
Trẻ bị táo bón lâu ngày khiến bố mẹ cảm thấy rất lo lắng
1.2. Trẻ ăn ít chất xơ
Chất xơ có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nó giúp giữ nước trong ruột già và giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Vì vậy, những trẻ ăn nhiều chất đạm nhưng ăn ít chất xơ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón lâu ngày.
1.3. Đi tiêu không đúng giờ
Nhiều bậc phụ huynh không tập cho trẻ thói quen đi tiêu vào một khung giờ nhất định ở trong ngày. Do đó, nhiều trẻ ham chơi thường nín nhịn việc đi tiêu hoặc khi tới lớp học thì sợ cô giáo nên không dám xin đi tiêu mà kìm nén chờ bao giờ về nhà mới đi. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ nhỏ sẽ không có cảm giác buồn đi tiêu và không có phản xạ đi đại tiện nên dẫn đến tình trạng táo bón.
1.4. Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính
Những trẻ nhỏ bị còi xương, ốm yếu, thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp,… sẽ phải uống thuốc điều trị trong một khoảng thời gian dài. Việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau cũng có thể dẫn tới tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần, nguyên nhân do đâu?
Tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
2. Cách điều trị hiệu quả cho những trẻ bị táo bón nhiều ngày
2.1. Cho trẻ uống nhiều nước
Bố mẹ lưu ý là phải cho trẻ nhỏ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi buổi sáng khi thức dậy, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất độc, chất thải trong cơ thể mà uống nước ấm còn giúp hạn chế các dấu hiệu táo bón cho trẻ nhỏ. Đây là cách điều trị táo bón đơn giản nhưng lại đạt được hiệu quả cực kỳ cao.
2.2. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây chín
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây chín là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ cũng như các loại vitamin cần thiết cho trẻ nhỏ bị táo bón. Do đó, các mẹ nên cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm nhuận tràng như mồng tơi, khoai lang, rau đay, cam, đu đủ, bưởi,…
Với những trẻ bị táo bón mà không thích ăn rau xanh, bố mẹ hãy thay đổi cách chế biến và trình bày rau củ thành những hình thù đáng yêu, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của con. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể làm nước ép hoặc sinh tố trái cây để cho con uống. Chắc chắn trẻ sẽ rất thích những ly nước trái cây có màu sắc bắt mắt.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có ngứa không
Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ hãy cho con ăn nhiều rau xanh và trái cây chín
2.3. Tập cho trẻ nhỏ đi tiêu đúng giờ
Theo các chuyên gia, bố mẹ nên hình thành thói quen đi tiêu đúng giờ cho trẻ từ khi còn nhỏ. Việc đi tiêu đúng giờ và tập trung khi đi đại tiện sẽ giúp trẻ hình thành phản xạ có điều kiện. Từ đó giúp bé dễ dàng đi ngoài hơn, giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc tập cho con đi tiêu đúng giờ cũng là một trong những biện pháp tuyệt vời giúp đề phòng trường hợp trẻ sợ đi vệ sinh ở trường học.
2.4. Mát xa bụng cho trẻ bị táo bón
Mát xa bụng là phương pháp trị táo bón cực kỳ hiệu quả. Việc mát xa bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột của trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ hãy áp lòng bàn tay của mình vào rốn của con và xoa bụng bé theo chiều từ rốn sang bên phải, rồi lại tiếp tục vòng qua phía trên rốn sang bên trái. Phương pháp mát xa này vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái lại vừa hỗ trợ chứng táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ.
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị chứng táo bón của con yêu. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày mà không khỏi, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.