Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

Bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp là một trong những nguyên tắc quan trọng khi trẻ nhỏ mắc tiêu chảy cấp. Bởi nếu không được bù nước và điện giải đầy đủ, trẻ dễ rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng, cơ thể suy kiệt kéo theo nguy cơ tử vong cao. Mời bố mẹ xem ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết bù nước và điện giải đúng cách cho trẻ mắc tiêu chảy cấp.

Bạn đang đọc: Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

1. Vì sao trẻ tiêu chảy cấp cần được bù nước và bù điện giải?

Trước khi tìm hiểu cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ đúng đắn, khoa học, các bố mẹ cần hiểu rõ vì sao trẻ tiêu chảy chấp cần được bù nước và điện giải.

Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

Trẻ tiêu chảy cấp bị hao hụt rất nhiều nước và điện giải nên cần được bù lại

Tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có rất nhiều, ví dụ như do nhiễm trùng, nhiễm virus, dị ứng với thức ăn hoặc do tác dụng phụ của thuốc bé đang sử dụng.

Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ xảy ra tình trạng đi tiêu rất nhiều lần trong ngày (thường trên 3 lần), phân lỏng như nước. Nhiều trẻ còn xuất hiện triệu chứng nôn ói nhiều. Chính những điều này khiến cơ thể trẻ mắc tiêu chảy cấp bị hao hụt đi lượng nước và điện giải đáng kể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 70% số ca tử vong vì tiêu chảy đều do nguyên nhân sốc mất nước. Để tránh hệ quả nguy hiểm này, trẻ mắc tiêu chảy cấp cần được tiến hành bù nước và điện giải sớm, đầy đủ.

2. Hướng dẫn bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ đúng cách

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Bởi, ở mỗi cấp độ mất nước và điện khác nhau (nhẹ – vừa – nặng), bố mẹ cần cho bé dùng thuốc với liều lượng khác nhau để mang lại hiệu quả điều trị tốt. Hơn thế, khi đưa bé đi khám bác sĩ, bố mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cả chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bé mau hồi phục.

Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

Cách bù nước điện giải cho bé tiêu chảy cấp

2.1. Liều lượng Oresol dùng cho bé tiêu chảy cấp

Oresol là dung dịch bù nước điện giải rất thông dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi uống Oresol, cơ thể bé sẽ được bù nước và điện giải, nhất là lượng kali đã mất do tiêu chảy.

Đối với các bé mắc tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo liều lượng sử dụng Oresol như sau:

– Bé dưới 2 tuổi: uống khoảng 50ml /lần, uống 2 – 3 lần/ngày;

– Bé từ 2 – 6 tuổi: uống khoảng 100ml/lần, uống 2 – 3 lần/ngày;

– Bé từ 6 – 10 tuổi: uống khoảng 150ml/lần, uống 2 – 3 lần/ngày;

– Bé trên 10 tuổi: bố mẹ có thể cho bé uống Oresol theo nhu cầu, uống từng ngụm nhỏ đến lúc bé cảm thấy hết khát.

2.2. Những điều cần chú ý khi bù nước điện giải cho trẻ tiêu chảy bằng Oresol

Khi cho trẻ uống dùng Oresol để điều trị tiêu chảy cấp, một trong những điều quan trọng đầu tiên các bố mẹ cần nhớ là phải pha thuốc Oresol theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất đưa ra. Bố mẹ tuyệt đối không được pha Oresol với lượng nước áng chừng, vì Oresol được pha quá đặc hay quá loãng đều sẽ khiến cho áp lực thẩm thấu của thuốc bị thay đổi. Hệ quả khiến ruột của bé không thể hấp thụ được nước, thậm chí còn có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé bị nặng hơn.

Bên cạnh đó khi cho bé tiêu chảy cấp uống Oresol, bố mẹ cần tuân thủ các lưu ý sau:

– Sau 24 giờ pha, lượng Oresol không uống hết phải được vứt đi và pha gói mới. Lý do là bởi thuốc này chỉ có tác dụng trong vòng 24 giờ.

– Bố mẹ không pha dung dịch Oresol bằng nước để nguội, không sử dụng nước khoáng và cũng không đun sôi dung dịch Oresol sau khi pha.

– Trước khi cho bé uống, bố mẹ hãy khuấy đều hoặc lắc kỹ dung dịch Oresol, sau đó cần cho trẻ uống ngay.

– Đối với các bé dưới 2 tuổi, khi dùng thuốc Oresol, bố mẹ hãy cho uống bằng thìa nhỏ, uống từ từ. Còn với trẻ lớn có thể uống từng ngụm.

– Nếu trẻ bị nôn sau khi đang uống thuốc, bố mẹ nên dừng khoảng 10 phút rồi sau đó cho con uống chậm lại.

– Hãy cho bé ngừng dùng thuốc Oresol ngay lập tức nếu mi mắt trẻ có biểu hiện sưng nề hoặc trẻ bị nôn nhiều không thể uống được.

– Nếu sau 3 ngày dùng thuốc, tình trạng tiêu chảy cấp của trẻ vẫn không cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu như đi ngoài nhiều hơn, nôn nhiều, trong phân có máu hoặc ăn uống kém đi, bố mẹ hãy đưa bé đến ngay Thu Cúc TCI hoặc cơ sở y tế uy tín ở gần để con được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

3. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng giúp bé tiêu chảy cấp nhanh hồi phục

Trong thời gian mắc tiêu chảy cấp, trẻ thường bị thiếu chất dinh dưỡng quan trọng do các triệu chứng tiêu chảy, nôn và biếng ăn. Do đó, ngoài việc bù nước và điện giải, trẻ mắc tiêu chảy cấp còn cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không và những thắc mắc liên quan

Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

Bé tiêu chảy cấp cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để mau khỏi bệnh

Bố mẹ cần duy trì một chế độ ăn thích hợp cho con để trẻ không bị sụt cân. Thức ăn nên được ưu tiên chế biến dạng mềm và lỏng hơn so với thường lệ, nhưng vẫn đảm bảo bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ). Các bữa ăn nên được chia nhỏ và khoảng cách giữa chúng là khoảng 2 giờ, nhằm giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất hơn.

Khi bị tiêu chảy, trẻ cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, đạm và chất xơ khó tiêu hóa như măng hoặc rau cần. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ uống các nước có ga, vì có thể làm tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.

Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên tăng lượng và cữ bú cho bé hơn bình thường để đảm bảo con được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Với trẻ bú sữa công thức, bố mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú lượng sữa như thông thường. Trường hợp bé bị tiêu chảy do Rotavirus và có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose trong sữa, bố mẹ nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Bé sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt do những nguyên nhân nào?

Trẻ tiêu chảy cấp cần được đi khám nếu xuất hiện triệu chứng bất thường

Dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng tiêu chảy cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như suy dinh dưỡng hay trụy mạch dẫn đến tử vong. Do đó, ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như nôn ói quá nhiều, quấy khóc nhiều giờ không ngưng, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt… bố mẹ hãy cho bé đến ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ điều trị nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *