Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Việc nắm được các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sẽ giúp bố mẹ dễ dàng quan sát, sớm phát hiện và điều trị bệnh cho con hơn. Trẻ mắc viêm phế quản được điều trị càng sớm thì bệnh càng mau khỏi, thời gian và chi phí điều trị cũng được tiết kiệm tối đa.

Bạn đang đọc: Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất chính là virus.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có khả năng lây lan mạnh qua hai con đường gồm: trực tiếp và gián tiếp. Trẻ có thể bị lây viêm phế quản khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Hoặc cách khác, trẻ khi dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh cũng có thể bị lây bệnh.

Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng diễn tiến nhanh và biến chứng khôn lường   

Viêm phế quản ở trẻ em thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quá chủ quan, bệnh hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng xấu như viêm phổi, viêm tai giữa hay nặng hơn là suy hô hấp đe dọa đến sự sống của trẻ. Vì vậy, bé mắc viêm phế quản cần được bố mẹ phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Các dấu hiệu viêm phế quản thường xuất hiện ở trẻ

Các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ ban đầu thường không rõ ràng, khiến bố mẹ chủ quan lầm tưởng con chỉ bị cảm cúm nhẹ hay do dị ứng với thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chịu quan sát kĩ sẽ phát hiện ra bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp, cần đường hỗ trợ điều trị. Hay để chắc chắn hơn, bố mẹ hãy bé cho đi khám bác sĩ.

2.1. Các dấu hiệu thông thường khi trẻ mắc viêm phế quản

Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Trẻ viêm phế quản khi mới nhiễm bệnh thường có dấu hiệu sổ mũi, thở khò khè

Với các trường hợp thông thường, trẻ khi mắc viêm phế quản sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Trẻ bị sổ mũi hay nghẹt mũi. Một số trường hợp còn có thể kèm theo khò khè, khó thở;

– Trẻ ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm;

– Trẻ nhỏ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao > 39 độ C;

– Trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng đi kèm khác như: mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, nôn ói hay đau ngực (ở trẻ lớn).

2.2. Các dấu hiệu bé mắc viêm phế quản có nguy cơ trở nặng, cần được đi khám ngay

Các bác sĩ TCI khuyến cáo, trẻ khi xuất hiện dấu hiệu viêm phế quản cảnh báo trở nặng, bố mẹ cần cho bé tới viện cấp cứu ngay. Mục đích là để bé được hỗ trợ kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa trẻ em: Tổng hợp toàn bộ thông tin

Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Trẻ viêm phế quản sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt cần nhập viện cấp cứu gấp

Những dấu hiệu bé mắc viêm phế quản có nguy cơ trở nặng bố mẹ cần lưu ý bao gồm:

– Trẻ bị tím tái, khó thở;

– Trẻ xuất hiện triệu chứng thở nhanh, khi thở có hiện tượng co lõm ngực;

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không có đáp ứng khi đã uống thuốc hạ sốt;

– Trẻ bỏ bú, có hiện tượng li bì, khó đánh thức khi ngủ…

3. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách cho trẻ viêm phế quản

Trẻ khi mắc viêm phế quản cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để bệnh mau khỏi hơn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nặng.

3.1. Cách điều trị cho trẻ em viêm phế quản

Trẻ mắc viêm phế quản nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Vì khi bệnh còn nhẹ, cách thức điều trị sẽ dễ dàng hơn, thời gian và chi phí điều trị cũng được tiết kiệm đáng kể.

Trước tiên, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm phế quản, bố mẹ hãy cho bé đi khám để được xác định tình trạng bệnh. Nếu đúng là trẻ mắc bệnh, bé sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, để bệnh mau khỏi hơn.

Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Khi nào cần cho bé khám tiêu hoá Nhi và khám ở đâu?

Bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi con xuất hiện các dấu hiệu mắc viêm phế quản

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị bệnh viêm phế quản. Trẻ khi mắc viêm phế quản sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị giảm triệu chứng để bé mau hết bệnh.

Đối với trường hợp nhẹ, trẻ thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ kê cho bé các thuốc điều trị triệu chứng cần thiết như: hạ sốt, long đờm… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ dặn dò bố mẹ vệ sinh mũi họng cho con hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Với phác đồ này, trẻ có thể khỏi bệnh vào vài ngày sau đó.

Đối với trẻ sơ sinh sau khi được bác sĩ thăm khám và cho điều trị tại nhà, mẹ cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ trong dùng thuốc điều trị bệnh cho con. Mẹ cho bé tăng cường bú nhiều hơn bình thường để bù nước và tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Đối với trường hợp vừa, nặng và rất nặng, bé viêm phế quản sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại bệnh viện. Bố mẹ cần phối hợp với bác sĩ để chăm sóc con thật tốt, cho bé mau khỏi bệnh.

3.2. Cách chăm sóc bé mắc viêm phế quản tại nhà

Khi chăm sóc bé mắc viêm phế quản tại nhà, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là bổ sung cho bé các bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Các bố mẹ có thể áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

– Bổ sung rau xanh và trái cây tươi, cũng như các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, cà rốt và rau chân vịt. Những loại thực phẩm tươi này giúp cung cấp vitamin A, C, E tốt cho trẻ trong trường hợp bị viêm phế quản hoặc khó thở.

– Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc hoặc gạo vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

– Cho trẻ uống sữa bò, sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Sữa chua cũng là một lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Chế biến thức ăn thành dạng lỏng như cháo hay súp để bé dễ nuốt. Trẻ mắc viêm phế quản thường có đau họng và mệt mỏi, do đó dạng thức ăn lỏng sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn quá nhiều một lúc. Với cơ thể mệt mỏi và chán ăn, trẻ có thể không ăn nhiều và dễ bị nôn ói.

– Đảm bảo trẻ uống đủ nước lọc hoặc nước trái cây, vì khi mắc viêm phế quản, cơ thể dễ mất nước. Đồng thời, việc uống nhiều nước cũng giúp loại bỏ độc tố và giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ.

– Tránh cho bé ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt có ga và thực phẩm lạnh.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để bé được nghỉ ngơi thoải mái. Bố mẹ cần vệ sinh cho bé hằng ngày bằng nước ấm, không tắm quá lâu để tránh bé bị nhiễm lạnh kéo theo biến chứng viêm phổi.

Hiện nay, cách phòng ngừa bệnh, để trẻ không xuất hiện các dấu hiệu viêm phế quản hiệu quả nhất vẫn là tiêm vaccin phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp. Bố mẹ muốn tìm hiểu thêm về phương pháp này có thể liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *