Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu là tình trạng dễ gặp ở bé trai và thông thường sẽ biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên một số tình trạng hẹp bao quy đầu lại tấy đỏ và cần xử lý kịp thời. Vậy cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em sớm như thế nào?

Bạn đang đọc: Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

1. Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Theo thống kê, có đến 90% bé trai sinh ra có hiện tượng hẹp bao quy đầu và cần được theo dõi xem hiện tượng này là sinh lý bình thường hay bất thường. Hẹp bao quy đầu khiến cho bao phủ quy đầu bị dính vào nhau và khó để tụt ra bên ngoài.  Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do:

– Vùng da của bao quy đầu nhỏ khiến dương vật không lọt qua

– Dây hãm breve ngắn dẫn đến bao quy đầu không thể thu lại hoàn toàn

– Viêm nhiễm dương vật gây sẹo xơ hóa quy đầu dương vật.

Theo các nguyên nhân trên, tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ có hai dạng sinh lý và bệnh lý.

Dưới đây là cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ trong trường hợp bình thường và bệnh lý:

1.1. Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ

Đây là hiện tượng bình thường và cha mẹ không cần quá lo bởi lúc này bao quy đầu đang có chức năng bảo vệ dương vật.

Khi bé trưởng thành thì bao quy đầu sẽ tự động có thể tụt xuống và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục nam.

1.2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ

Hẹp bao quy đầu bệnh lý khiến trẻ bị khó chịu. Các dấu hiệu của hẹp bao quy đầu bệnh lý điển hình đó là:

– Bao quy đầu phủ kín dương vật (hình minh họa)

– Quy đầu bị sưng tấy, đỏ.

– Khi vệ sinh vùng kín cho trẻ, trẻ bị đau đớn khi chạm vào quy đầu.

– Trẻ trên 1 tuổi nhưng vẫn còn bị hẹp bao quy đầu.

Với tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám và có phương pháp xử lý phù hợp, tránh những tổn thương sâu vùng cơ quan sinh dục của trẻ.

2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý gây ra những ảnh hưởng xấu gì?

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của trẻ

Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của các bé trai. Dưới đây là ba tác động điển hình trẻ dễ gặp phải khi không điều trị hẹp bao quy đầu:

2.1. Trẻ bị viêm quy đầu

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khi hẹp bao quy đầu, vùng bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến ứ đọng chất thải, mồ hôi,… là nơi phát triển của các vi sinh vật gây hại tạo nên ổ viêm nhiễm. Sau bao quy đầu bị viêm, tình trạng viêm quy đầu sẽ diễn ra. Tại vị trí viêm tấy đỏ và có thể mưng mủ khi viêm nhiễm mức độ nặng.

2.2.Trẻ bị viêm niệu đạo

Quy đầu viêm chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Ổ viêm này tiếp tục lan rộng và tấn công trong nhiệu đạo của trẻ.

Viêm niệu đạo không điều trị kịp thời rất dễ tiến sâu vào bên trong gây viêm bàng quang. Tình trạng xấu có thể tiến tới viêm thận, để lại những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm niệu đạo ở trẻ

2.3. Trẻ bị nghẹt quy đầu

Nghẹt quy đầu khiến bao quy đầu không thể kéo trở lại, máu không thể lưu thông tại phần bao quy đầu bị nghẹt dẫn đến khu vực này thiếu chất nuôi. Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng nghẹt quy đầu chính là sưng tấy, viêm nhiễm và hoại tử quy đầu.

3. Điều trị chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ

3.1.Hẹp bao quy đầu sinh lý

Với các trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý ( hẹp bao quy đầu không kèm theo bất kỳ bất thường nào) thì không cần phải điều trị. Thay vào đó, quá trình vệ sinh vùng sinh dục của trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên hằng ngày, bao gồm:

– Vệ sinh vùng dương vật cho trẻ để tránh tồn đọng những chất bẩn, chất thải ở quy đầu.

– Chăm sóc tại nhà cho trẻ đúng cách:

Sau khi tắm xong cho trẻ, cha mẹ có thể dùng tay để lột nhẹ bao quy đầu bởi thời điểm này da bao quy đầu mềm và dễ lột. Các thức thực hiện vuốt nhẹ bao quy đầu hướng về phía trong dương vật để lô quy đầu. Đồng thời vệ sinh sạch bao quy đầu và suy đầu cho trẻ.

Việc hỗ trợ trẻ lột bao quy đầu hàng ngày sẽ giúp tình trạng hẹp được cải thiện dần dần.

3.2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Với bé trai bị hẹp bao quy đầu kèm theo các biểu hiện bất thường (hẹp bao quy đầ bệnh lý) cần đưa trẻ đến thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Quá trình thăm khám bác sĩ sẽ đánh giá mức độ hẹp bao quy đầu và mức độ tổn thương do hẹp bao quy đầu để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Hiện nay, trong điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ, các phương pháp thường dùng gồm có: phương pháp kéo bao quy đầu, phương pháp nong bao quy đầu và tiến hành cắt bao quy đầu.

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Các bước nong bao quy đầu cho trẻ

– Nong bao quy đầu: Nong bao quy đầu giúp quy đầu giúp bao quy đầu của trẻ được tụt ra ngoài. Tuy nhiên theo khuyến cáo khi trẻ còn quá nhỏ không nên nong bao quy đầu vì dễ tổn thương mạch máu, sẹo quy đầu khiến rối loạn cương dương sau này. Bên cạnh đó khi thực hiện nong bao quy đầu cần thực hiện khi da mềm, tốt nhất là thực hiện sau khi vừa tắm xong và có sự hỗ trợ của thuốc bôi trớn để giảm cảm giác đau cho trẻ.

– Kéo bao quy đầu: Đây là biện pháp giúp tác động từ từ, k gây tổn thương da quy đầu của trẻ. Da quy đầu được kéo và lột từ từ nhằm giúp bao quy đầu được giãn ra và không gây cảm giác đau cho trẻ.

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Bé bị còi xương có thể cải thiện bằng ăn uống không?

Cắt bao quy đầu ở trẻ hẹp bao quy đầu

– Cắt bao quy đầu được thực hiện khi các phương pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật cắt bao quy đầu cần được thực hiện tại các cơ sở uy tín, bác sĩ chuyên môn giỏi để tránh gây đau đớn và những sai sót trong khi thực hiện. Thông qua việc phẫu thuật, bao quy đầu được mở rộng và không còn bị hẹp. Quá trình cắt thực hiện nhanh chóng khoảng 20 phút. Sau phẫu thuật trẻ có thể hơi bị sưng phồng nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng mất đi.

Trên đây là một số thông tin về cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ cũng như cách điều trị tình trạng này. Hi vọng những kiến thức này sẽ mang đến thông tin hữu ích tới các bậc cha mẹ trong chăm sóc con trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *