Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả

Trẻ biếng ăn chậm lớn là “nỗi ám ảnh” của hầu hết gia đình nuôi con nhỏ. Biếng ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ do thiếu vi chất. Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn trong thời gian dài làm mẹ bị stress, mệt mỏi trong quá trình nuôi con. Do vậy những mẹo giúp con ăn ngon chóng lớn hữu ích sau là cuốn “cẩm nang” cần thiết cho tất cả gia đình có con nhỏ.

Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả

1. Những mẹo giúp mẹ giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn

1.1 Thực đơn đa dạng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng

Đây là một trong những mẹ phổ biến nhất và có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển. Khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày cần phải đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ. Có như vậy, con mới mau lớn, phát triển toàn diện được.

Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả

Xây dựng khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn

Bên cạnh đó, việc thay đổi thực đơn thường xuyên với các cách chế biến khác nhau là một trong những điều không thể thiếu giúp con ăn ngon miệng. Các bậc phụ huynh nên làm mới thực đơn để tạo sự hứng thú cho con trước mỗi bữa ăn. Việc kết hợp các thực phẩm khác nhau sẽ không gây ra cảm giác nhàm chán cho trẻ khi ăn. Thêm vào đó, bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ tham gia và việc đi chợ hoặc chế biến, trang trí món ăn để kích thích sự thèm ăn, qua đó cũng biết được con thích ăn món gì.

1.2 Xây dựng số bữa và thời gian ăn khoa học khắc phục trẻ biếng ăn chậm lớn

Đây là mẹo quan trọng đối với những bé có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn. Bởi vì, tâm lý của bé lúc này rất chán ăn, “sợ” khi nhìn thấy đồ ăn, do vậy bố mẹ hãy giảm số bữa ăn một ngày xuống. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ chỉ nên duy trì 3 bữa ăn chính, 1-2 bữa phụ trong một ngày. Và khẩu phần ăn của bữa phụ rất ít, nên là trái cây hoặc sữa chua.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tới thời gian ăn nếu kéo dài quá lâu thì sẽ gây nhàm chán. 30 phút là thời gian hợp lý dành cho bữa chính, 15-20 phút để con ăn bữa phụ. Mẹ cần phải quan sát thời gian bé hay đói trong ngày và thực hiện cho bé ăn vào giờ cố định đó. Những việc này sẽ góp phần hình thành thói quen ăn uống tốt của con và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

1.3 Nên để con tự ăn và tự chọn món ăn

Trẻ 15 tháng trở lên đã có thể tự ăn được, và theo nghiên cứu khoa học trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn nếu bố mẹ để con tự ăn. Vì nếu được bón sẽ hình thành thói quen, trẻ không tự cảm nhận được hương vị của món ăn và dễ gây ra cảm giác khó chịu, giống như việc uống thuốc.

Ngoài ra, bố mẹ nên để con tự chọn món ăn cho mình bằng việc hỏi ý kiến con. Hãy đưa ra một vài gợi ý giúp con lựa chọn dễ dàng hơn. Việc này khiến bé cảm thấy vui vẻ và thích thú với bữa ăn hàng ngày hơn.

1.4 Tăng cường vận động kích thích hệ tiêu hoá

Hoạt động vui chơi, xem tivi trong nhà không đủ khả năng làm trẻ mau đói và kích thích hệ tiêu hoá của con. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tập thể dục như đi bộ, cùng con chơi trốn tìm, đu quay,… ở ngoài trời. Việc này nếu được thực hiện đều đặn sẽ giúp trẻ vừa tăng cường sức đề kháng, phát triển xương vừa khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, trẻ ăn uống ngon miệng hơn sau khi hoạt động.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ em cảm lạnh uống thuốc gì

Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả

Bố mẹ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tập thể dục như đi bộ, cùng con chơi trốn tìm, đu quay,… ở ngoài trời sẽ giúp trẻ vừa tăng cường sức đề kháng, phát triển xương vừa khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn

1.5 Bổ sung lợi khuẩn giúp hạn chế trẻ biếng ăn chậm lớn

Những sản phẩm từ sữa luôn đứng đầu trong danh sách bổ sung lợi khuẩn cho trẻ em. Thông qua nguồn thực phẩm này cơ thể bé được hấp thu các loại dinh dưỡng khác nhau giúp tăng cân nhanh chóng.

Trong sữa hay sữa chua đều chứa lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất rất cao phù hợp với nhiều độ tuổi nhất là trẻ em. Ngoài ra men tiêu hóa có trong sữa chua sẽ hỗ trợ khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ.

Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo bổ sung cho trẻ theo định lượng sau đây:

– Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi: mỗi ngày uống khoảng 100ml sữa và ăn 100-125g sản phẩm từ sữa chẳng như sữa chua và pho mát.

– Từ 4-10 tuổi uống 130-150ml sữa, 1 hộp nhỏ sữa chua hoặc váng sữa mỗi ngày.

2. Những điều mẹ không nên làm

Bên cạnh những mẹo trên, mẹ cần phải lưu ý một vài điều sau nên không nên làm giúp con ăn thật ngon miệng:

– Không nên cho bé ăn, uống những đồ ăn lạnh, nhất là kem và đá lạnh trong mùa hè. Bởi vì trong các thực phẩm lạnh khiến trẻ em dễ mắc các chứng viêm họng, ngứa cổ gây khó chịu và dẫn đến việc trẻ ăn không ngon, chán ăn.

– Với các bữa phụ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt khiến trẻ bị đầy bụng hoặc không đói khi đến bữa chính.

Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ: Điều trị và phòng ngừa

Không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ gây đầy bụng, làm con không thèm ăn khi đến bữa chính

– Bố mẹ không cho con uống sữa ngay sau bữa chính làm cho dạ dày khó tiêu. Thời gian thích hợp nhất để uống sữa hoặc ăn bữa phụ là sau ăn chính ít nhất 90-120 phút.

– Tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều vì việc này gây ra cảm giác sợ hãi, áp lực, không thoải mái khi đến bữa ăn ở trẻ.

– Trong bữa ăn, tránh cho trẻ xem ti vi, dùng thiết bị điện tử hoặc chơi đồ chơi vì đây là cách trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động, các chất dinh dưỡng giảm đi và khiên cho trẻ không cảm thấy ngon miệng nữa.

Trên đây là mẹo phổ biến mà bố mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, phát triển kém so với các bạn. Để con có sức khỏe tốt, ăn ngon, khôn lớn thì bố mẹ phải kiên trì, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mang đến tâm lý thoải mái nhất cho con. Chỉ có như vậy, tình trạng bé biếng ăn, kém phát triển mới được giải quyết, quá trình nuôi dưỡng con cũng vì thế mà dễ dàng hơn với nhiều phụ huynh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *