Phân biệt trẻ nhỏ bị cảm cúm và cảm lạnh

Trẻ nhỏ bị cảm cúm sẽ xuất hiện những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh hay nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Điều này có thể dẫn tới sai lầm trong chăm sóc và điều trị, khiến cho bệnh của bé lâu khỏi hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng hơn bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ nhỏ.

Bạn đang đọc: Phân biệt trẻ nhỏ bị cảm cúm và cảm lạnh

1. Nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn bệnh cảm cúm ở trẻ với bệnh cảm lạnh

Cảm cúm ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm đường hô hấp cấp thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh là bởi virus cúm. Thực tế, các chủng virus cúm có xu hướng thay đổi mỗi năm, vì thế nên khả năng miễn dịch đối với bệnh cúm cũng không kéo dài, trẻ có thể bị cúm nhiều hơn một lần trong năm.

Phân biệt trẻ nhỏ bị cảm cúm và cảm lạnh

Nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn bệnh cảm cúm ở trẻ với bệnh cảm lạnh

Khi mắc cảm cúm, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau đầu, lên cơn sốt… Các dấu hiệu này đều rất chung chung, khá giống với các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh nên không ít phụ huynh bị nhầm lẫn con mắc cảm cúm với bệnh cảm lạnh.

Cảm cúm ở trẻ là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc tốt có thể khỏi sau từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu phụ huynh nhầm lẫn, không xác định đúng bệnh của bé sẽ dẫn đến cách chăm sóc và điều trị sai. Hệ quả là bệnh cảm cúm của bé có thể kéo dài hơn, lâu khỏi hơn. Thậm chí, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách, bé mắc cảm cúm còn có nguy cơ xảy ra các biến chứng khôn lường như: nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng hay viêm phổi.

2. Phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật không?

Phân biệt trẻ nhỏ bị cảm cúm và cảm lạnh

Những dấu hiệu giúp bố mẹ phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Trẻ khi mắc cảm cúm cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách để bệnh của bé chóng khỏi, ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ phân biệt rõ trẻ đang mắc cảm cúm chứ không phải cảm lạnh:

– Dựa vào triệu chứng sốt. Trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh đều sẽ bị sốt. Tuy nhiên, trẻ cảm cúm thường sốt cao, có thể trên 38,5 độ C, còn trẻ cảm lạnh thường sốt nhẹ, thậm chí có trường hợp không sốt.

– Dựa vào hội chứng viêm long đờm hô hấp trên. Trẻ bị cảm cúm sẽ khởi đầu với cơn ho khan, về sau chuyển thành ho có đờm. Khi mắc cảm cúm, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, tiếng khụt khịt sẽ lớn, thậm chí có thể bị ngủ ngáy.

– Dựa vào triệu chứng sổ mũi. Trẻ bị cảm cúm có dịch tiết khi sổ mũi trong, loãng. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi của bé sẽ bị ứ đọng, dần đục hơn và gây nguy bội nhiễm.

– Dựa vào hội chứng đau. Đây là triệu chứng khá đặc trưng ở trẻ cảm cúm, bé thường bị đau nhức toàn thân, đau đầu và đau cơ.

– Dựa vào các triệu chứng khác. Nếu trẻ cảm cúm có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sợ mùi thức ăn, dễ nôn trớ, hay bỏ bữa; thì trẻ cảm lạnh lại có thể xuất hiện các triệu chứng khác gồm: xuất hiện gỉ mắt nhiều hơn bình thường, đỏ mắt, viêm kết mạc hay sưng phù mí mắt.

Lưu ý rằng, nhiều trẻ khi bị cảm cúm hay cảm lạnh đều xuất hiện ít triệu chứng, gần như không có triệu chứng đặc thù nên rất khó biết được chính xác bệnh bé đang mắc phải. Với trường hợp này, bố mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ sớm để xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

3. Hướng dẫn xử trí khi trẻ nhỏ bị cảm cúm

Để bé mắc cảm cúm mau khỏi bệnh, bố mẹ cần áp dụng cách điều trị và chăm sóc bé khoa học, đúng đắn:

3.1. Cách điều trị cho bé mắc cảm cúm mau khỏe

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi mắc cảm cúm, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Dựa vào kết quả thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh bé đang mắc phải và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bé.

Phân biệt trẻ nhỏ bị cảm cúm và cảm lạnh

>>>>>Xem thêm: Những thông tin cha mẹ cần biết về lồng ruột ở trẻ em

Bé nghi mắc cảm cúm nên được đi khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có cách điều trị hợp lý

Sau thăm khám, hầu hết trẻ nhỏ bị cảm cúm thông thường đều sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Việc của bố mẹ là cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cho con uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị cảm cúm cho bé tại nhà, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Nếu bé sốt cao > 38,5 độ C, bố mẹ hãy cho con uống thuốc hạ sốt;

– Bố mẹ cho bé uống oresol để bù nước và cân bằng điện giải;

– Bố mẹ không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh, vì kháng sinh không hề có tác dụng diệt virus;

– Ngay khi bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như lên cơn sốt cao nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

3.2. Cách chăm sóc tốt cho bé mắc cảm cúm

Bên cạnh cách điều trị đúng đắn, khoa học, bố mẹ cũng cần áp dụng chăm sóc thật tốt cho bé mắc cảm cúm:

– Tránh để bé bị lạnh và giữ cho bé ở trong môi trường ấm áp, thoải mái. Bố mẹ chỉ cần cho bé mặc đủ ấm chứ không cần mặc quá nhiều đồ, vì sẽ khiến bé bị nóng.

– Bệnh cảm cúm thường gây ra tình trạng mất nước do sốt và việc hô hấp nhiều. Do đó, bố mẹ hãy đảm bảo bé uống đủ nước, sữa hoặc nước ép trái cây để giữ cho bé được cung cấp đủ lượng nước và tránh mất nước.

– Nếu bé còn nhỏ, hãy đặt bé nằm nghiêng để giúp bé dễ thở hơn khi sổ mũi và họng bị tắc nghẽn.

– Bệnh cảm cúm có thể làm cho bé không muốn ăn hoặc khó nuốt. Hãy chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ nuốt cho bé, có thể xay nhuyễn hoặc nấu chín mềm. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo bé nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

– Bố mẹ hãy giúp con vệ sinh sạch mũi họng hằng ngày bằng miệng bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn và giảm tình trạng tắc nghẽn trong mũi của bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ nhỏ bị cảm cúm, bố mẹ hãy cho bé hạn chế bé tiếp xúc với những người khác để tránh lây nhiễm và giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm là phương pháp hiệu quả giúp bé phòng ngừa bệnh cảm cúm. Bố mẹ có thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn về vắc xin phòng cúm cho trẻ có thể liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *