Trẻ bị sốt kéo dài khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng, không biết nguyên nhân vì sao con lại sốt lâu như vậy và làm như thế nào để nhanh hết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi con bị sốt kéo dài thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt kéo dài thì bố mẹ cần phải làm gì?
1. Những nguyên có thể khiến trẻ bị sốt kéo dài
Khi bị sốt kéo dài nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Khi ấy có thể bé đã bị nhiễm một loại virus, một loại vi khuẩn nào đó. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến hô hấp ở trẻ. Cùng điểm danh qua một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
1.1 Sốt do virus
Sốt do virus đến từ những virus gây hại xâm nhập vào cơ thể trẻ em, khiến cơ thể trẻ phản ứng và quấy khóc, khó chịu. Một số nơi mà thường virus sẽ xâm tác động đến, chẳng hạn như đường ruột gây ra những bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nếu trẻ bị sốt virus thì sẽ có xu hướng giảm dần trong khoảng 3 ngày sốt. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà hãy nên đi thăm khám để sớm xác định nguyên nhân bạn nhé.
1.2 Sốt do vi khuẩn
Sốt do vi khuẩn xảy ra khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Một số loại nhiễm trùng được kể đến như là nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm phổi. Nguyên nhân đến từ vi khuẩn. Sốt kéo dài do vi khuẩn thường ít gặp hơn, tuy nhiên nếu như bị sốt do vi khuẩn thì nó lại khiến nhiều người lo lắng hơn. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, thời gian chữa lâu hơn khác. Nếu tình trạng của bé không có tiến triển hay hạ sốt cha mẹ, gia đình cần đưa ngay đến bệnh viện thăm khám.
Trẻ em bị sốt kéo dài có thể nguyên nhân đến từ vi khuẩn gây ra
1.3. Một số nguyên nhân khác
– Ký sinh trùng sốt rét: Trẻ bị sốt do ký sinh trùng sốt rét cũng có thể là một nguyên nhân khiến cho trẻ sốt kéo dài. Bệnh sẽ có một số biểu hiện như là: rét run, sốt cao, đổ mồ hôi,… Đặc biệt trẻ sẽ sốt kéo dài liên tục, thường kêu nhức đầu, đau cơ,…
– Sốt do thương hàn: Dấu hiệu của bệnh này là trẻ sốt liên tục trên 5 ngày không có dấu hiệu giảm bớt. Thường xuyên cảm thấy đau bụng, bụng chướng, cực kỳ buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
– Sốt do bệnh lao: Khi bị sốt do lao trẻ sẽ sốt kéo dài liên tục, sốt vào buổi chiều là chủ yếu, hay ra mồ hôi trộm, biếng ăn, bỏ ăn, ho nhiều, ho ra máu.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?
Trẻ bị sốt kéo dài khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng
2. Bố mẹ nên xử trí như thế nào khi bé sốt kéo dài?
– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh khiến trẻ khó thở, bí người.
– Cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm tra thân nhiệt, thường khi còn trẻ con các bác sĩ khuyên nên thực hiện đo nhiệt độ trực tràng sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên cặp nhiệt độ ở nách cũng không phải không chính xác. Nhiệt kế phải được giữ tối thiểu 3 phút để có được nhiệt độ chính xác. Nhiệt độ đo trên nhiệt kế chưa phải nhiệt độ thực của trẻ mà bố mẹ sẽ cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ để ra kết quả chính xác. Ví dụ: nhiệt kế ghi 39°C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 39,3 – 39,4°C.
– Nếu trẻ mới sốt mà thân nhiệt rơi vào khoảng 38 – 38,5°C thì cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách cởi bỏ bớt quần áo của trẻ. Dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm ấm – lau người cho trẻ) để hạ sốt cho trẻ. Những vị trí như nách, bẹn thì nên tác động bởi đây là nơi giúp trẻ tỏa nhiệt nhanh nhất. Tuy nhiên các bạn không vì quá nóng vội mà làm nhiều, làm nhanh. Hãy chờ bốc hơi ở các vị trí này thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C.
– Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi.
– Để an toàn nhất và tránh không có những trường hợp xấu xảy ra. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám và xác định nguyên nhân, tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.
Việc thăm khám ngay khi có dấu hiệu sốt, hay thay đổi là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ cơ thể rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những yếu tố tác động từ môi trường. Trẻ em cũng chưa dễ dàng thích nghi với nhiều loại thuốc. Vì vậy tuyệt đối không được sử dụng thuốc nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Hãy nhanh chóng đưa bé đi thăm khám để có hướng điều trị sớm.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh nên cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã biết nguyên nhân khiến bé bị sốt kéo dài và phương pháp xử lý. Hãy luôn theo dõi những thay đổi và những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể có thêm thông tin chăm sóc trẻ bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.