Gầy gò, ốm yếu và xanh xao là những biểu hiện phổ biến khi trẻ biếng ăn lâu ngày. Tình trạng trẻ biếng ăn âu ngày không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ mà còn tác động xấu đến trí lực của bé. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ biếng ăn, làm gì để cải hiện tình trạng này?
Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn lâu ngày cha mẹ cần làm gì?
1. Vì sao trẻ biếng ăn lâu ngày?
Vì sao trẻ biếng ăn lâu ngày là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh
Biếng ăn lâu ngày là tình trạng trẻ không chịu ăn thức ăn. Quá trình cho ăn thường rất vất vả do trẻ hay lẩn tránh thức ăn bằng nhiều cách khác nhau như: không nuốt thức ăn, tìm cách đẩy thức ăn ra ngoài, bỏ bữa,….
Tình trạng trẻ biếng ăn không chỉ xảy ra với trẻ sơ sinh mà ở độ tuổi trẻ lớn hơn, tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bé gái biếng ăn thường cao hơn bé trai. Ở trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bởi:
– Biếng ăn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất và suy dinh dưỡng.
– Biếng ăn cũng là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, tình trạng thiếu máu ở trẻ, trẻ bị loãng xương và hormone bị mất cân bằng.
-Trẻ biếng ăn có xu hướng bị ám ảnh về thức ăn và cân nặng của bản thân.
2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn có rất nhiều yếu tố nguyên nhân. Theo thống kê, những nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
– Thức ăn của trẻ không hợp khẩu vị của trẻ: quá mặn, quá nhạt hoặc không có món ăn nào con thấy phù hợp với khẩu vị.
– Trẻ đang mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa,… khiến bụng chướng, đầy hơi và trẻ chán ăn.
– Trẻ mọc răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, hoặc tai mũi họng,.. khiến trẻ khó khăn khi nhai và nuốt
– Trẻ nhiễm ký sinh trùng, điển hình là các loại giun sán.
– Trẻ có tâm lý sợ ăn hoặc chán ăn do thường xuyên bị ép ăn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười ăn
Ngoài ra, trẻ cũng có thể biếng ăn do một vài nguyên nhân khách quan khác như:
– Thai kỳ của mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến thai nhi thiếu canxi, sắt, kẽm, …. và suy dinh dưỡng ngay từ khi mẹ đang mang thai. Điều này khiến cho trẻ bị sinh non, yếu hơn những trẻ bình thường khác và thường lười bú mẹ trong những tháng đầu đời. Một số trẻ đủ tháng cũng sẽ gặp tình trạng chán ăn, bỏ bú.
– Trẻ bước vào những giai đoạn mang tính dấu mốc như lật, ngồi, tập bò, tập đi, mọc răng, tập nói,…. khiến trẻ trở nên biếng ăn. Các dấu mốc quan trọng trẻ thường biếng ăn là giai đoạn 3-4 tháng, 9 đến 12 tháng và 16 đến 18 tháng,…. Bước qua những giai đoạn này, trẻ sẽ lại ăn uống bình thường. Thậm chí trong quá trình phát triển, cũng có những giai đoạn trẻ biếng ăn một cách tự nhiên trước khi trở về bình thường.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trẻ biếng ăn. Trẻ biếng ăn nếu không được phát hiện và khắc phục sớm sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe cho trẻ và là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
3. Làm gì khi trẻ biếng ăn lâu ngày?
Khi phát hiện con trẻ có dấu hiệu biếng ăn, việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là nhận biết nguyên nhân biếng ăn này có phải do tác động từ bên ngoài hay không: trẻ biếng ăn do ăn lệch giờ, do mải xem tivi, thức ăn không ngon, do cha mẹ không cho trẻ ăn đúng cách,…. Nếu trẻ có những bất thường trên cơ thể biểu hiện dấu hiệu của bệnh lý, cần đưa trẻ đi điều trị sớm. Cách tốt nhất là cha mẹ hãy kiểm tra chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ để biết con em đã phát triển đạt mức tiêu chuẩn hay chưa và đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa nhi nếu có dấu hiệu chậm phát triển, còi xương,…
Ngoài ra, để giúp trẻ loại bỏ chứng biếng ăn lâu ngày, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo hữu ích sau đây:
3.1.Thực hiện nguyên tắc không ép ăn khi trẻ không muốn
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng Cúm A ở trẻ và cách hỗ trợ điều trị
Đừng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn
Các biện pháp nhằm ép trẻ ăn đều gây ra những tác dụng trái ngược không mong muốn. Nếu ba mẹ có thói quen la, dọa, phạt bé, thậm chí đánh bé khi bé không muốn ăn thì trẻ sẽ mãi không chịu ăn, thậm chí còn gây ra những ám ảnh tâm lý tuổi thơ không tốt đẹp.
Khi có các món ăn mới, hãy cho trẻ thưởng thức vào bữa sáng để cảm giác thèm ăn và sự kích thích vị giác được phát huy tối đa. Điều này khiến bé ghi nhớ được hương thơm và cảm giác thèm ăn lúc đó, và phần nào sẽ dần khắc phục được chứng biếng ăn lâu ngày.
3.2. Tạo ra thực đơn cuốn hút
Luôn có món trẻ yêu thích trong bữa ăn hàng ngày sẽ gia tăng cảm giác hạnh phúc và hào hứng cho trẻ. Hãy chấp nhận để con lựa chọn đồ ăn của mình mặc dù mỗi món trẻ chỉ ăn rất ít.
Bên cạnh đó, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống ngồi trên bàn, thay vì để trẻ ngồi ghế sofa hay vừa đi chơi vừa ăn bởi những điều này sẽ khiến hình thành thói quen ăn uống xấu cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách trị tiêu chảy cho trẻ phụ huynh nào cũng nên biết
Thực đơn cuốn hút sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn
3.3. Tập thói quen ăn đúng giờ
Ăn đúng giờ là điều vô cùng quan trọng để dạ dày có thể làm việc theo giờ giấc, trẻ đói có giờ giấc.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tập thói quen như luôn báo trước giờ ăn từ 10 – 15 phút cho trẻ, bản thân cần ăn đúng giờ, không sử dụng điện thoại khi ăn.
3.4. Chia nhỏ bữa ăn của trẻ theo nhu cầu
Khi trẻ biếng ăn, không thể ép trẻ ăn nhiều trong một lần. Thay vì thế hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành các bữa chính, bữa phụ để có không gian giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, tránh được cảm giác ợ hơi, khó tiêu.
3.5. Sử dụng những thực phẩm lợi tiêu hóa
Một trong những cách hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất cho trẻ là bổ sung các thực phẩm tốt như sữa chua, trái cây,.. vào các bữa phụ cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần ghi nhớ không nên uống nước, uống sữa hay ăn trái cây, ăn sữa chua trong và ngay sau giờ ăn.
3.6. Luôn khuyến khích con vào bếp
Đây là mẹo được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Cho trẻ vào bếp không chỉ giúp trẻ tìm hiểu về các loại thực phẩm mà còn giúp trẻ kích thích cảm giác thèm ăn chính những thức ăn có “ghi dấu công sức” của mình trong đó.
Bài viết trên hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu thêm về tình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày và giúp ba mẹ tìm được những giải pháp cần thiết khi trẻ biếng ăn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.