Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thường gây ra mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ và thậm chí ảnh hưởng tới quá trình phát triển. Do đó, việc xác định được nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh là vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), huyết sắc tố của trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi dưới 110g/lít thì được coi là thiếu máu. Bệnh thiếu máu ở trẻ em là do những nguyên nhân sau:
1.1. Cơ thể thai nhi không có đủ lượng sắt dự trữ
Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã có cả một quá trình để tích lũy sắt. Nếu trẻ được sinh đủ tháng, lượng sắt dự trữ lên đến 3.000mg, đủ cho cơ thể bé sản xuất máu trong 3 – 4 tháng sau sinh. Trong trường hợp bé sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bị thiếu máu khi mang thai cũng sẽ khiến trẻ sinh ra không có đủ lượng sắt tích trữ.
Trong trường hợp bé sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bị thiếu máu khi mang thai cũng sẽ khiến trẻ sinh ra không có đủ lượng sắt tích trữ, gây ra hiện tượng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.
1.2. Bé có tốc độ tăng trưởng quá nhanh
Đối với những trẻ có tốc độ tăng cân nhanh, tăng trưởng nhanh thì cần hấp thu một lượng sắt lớn. Tuy nhiên, cả sữa mẹ hay sữa bò đều không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, khiến quá trình tạo máu bị hạn chế. Do đó, trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
1.3. Các yếu tố khác gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Khi trẻ mắc một số bệnh lý như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng sữa bò… thì đều làm gia tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.
2. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở trẻ em
Đã có nhiều trường hợp thiếu máu ở trẻ em không hề có bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: Thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, lờ đờ, da tái xanh, yếu ớt… Khi bệnh trở nên trầm trọng, trẻ sẽ sưng bàn tay hoặc bàn chân, tim đập nhanh, khó thở.
Cha mẹ khi phát hiện bé có những dấu hiệu trên thì không nên chủ quan, cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc cho bé khám dinh dưỡng tổng thể, xét nghiệm và phân tích các thành phần trong máu sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có kết luận chính xác. Nếu kết quả cho thấy bé bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp.
Khi mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: Thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, lờ đờ, da tái xanh, yếu ớt…
3. Bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm
Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho trẻ là phương án vô cùng phổ biến và vô cùng an toàn. Cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt dưới đây vào các bữa ăn hằng ngày cho trẻ.
3.1. Sắt từ động vật giúp hạn chế bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Sau đây là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt rất lớn:
– Thịt đỏ: Thịt heo, thịt bò, thịt cừu…
– Hải sản: Tôm, nghêu, cua sò, cá hồi cá ngừ…
– Trứng và gia cầm
– Nội tạng động vật, đặc biệt là gan và thận.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ bị kiết lỵ, nên và không nên ăn gì?
Thịt bò là một loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt vô cùng dồi dào.
3.2. Các loại thực phẩm giàu sắt từ thực vật:
Mẹ có thể bổ sung các loại rau củ sau vào mỗi bữa ăn để tăng cường bổ sung sắt cho bé bị thiếu máu do thiếu sắt:
– Các loại rau xanh đậm: súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống…
– Các loại hạt: ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây sấy…
Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng, cũng như bác sĩ Nhi khoa cho rằng nguồn sắt từ động vật sẽ được cơ thể bé “chào đón” hơn. Do đó, nếu các mẹ muốn bổ sung sắt cho bé thì nên ưu tiên sắt có nguồn gốc từ động vật.
Trong trường hợp các mẹ cho bé ăn chay, chỉ ăn rau củ quả thì nên bổ sung sắt kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, dâu tây… Vì vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể bé hấp thu sắt hiệu quả hơn.
4. Khi bổ sung sắt cho bé bằng thuốc cần lưu ý những gì?
Để việc bổ sung sắt cho bé đạt hiệu quả và an toàn tối đa, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý sau nhé:
– Các mẹ không nên tự ý dùng thuốc bổ hay thực phẩm chức năng để bổ sung sắt cho bé nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu được bác sĩ tư vấn bổ sung sắt bằng thuốc thì mẹ nên ưu tiên dạng siro, lỏng vì nó sẽ phù hợp với thể trạng của bé hơn.
– Cơ thể bé sẽ hấp thu sắt tốt nhất khi đói. Do đó, mẹ hãy cho bé uống viên sắt trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Để đạt hiệu quả tối đa, mẹ hãy cho bé uống viên sắt cùng các viên bổ sung vitamin C nhé. Vitamin C sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt ở trẻ.
– Nếu bé cảm thấy dạ dày bị kích ứng như đau bụng, buồn nôn… khi uống sắt lúc đói thì có thể dùng sau bữa ăn. Hoặc mẹ cũng hãy thử cho bé bắt đầu làm quen với một lượng sắt nhỏ, rồi tăng dần theo thời gian.
– Khi bổ sung sắt cho bé, mẹ nên cho bé tránh xa các loại thực phẩm như trà, sữa, cà phê và các loại nước có gas. Vì đây là những thực phẩm sẽ làm giảm hiệu quả hấp thu sắt.
– Sắt ở dạng lỏng như siro có thể sẽ làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong thời gian dài. Vì thế, mẹ hãy hướng dẫn bé đánh răng và súc miệng kỹ lưỡng ngay sau khi uống thuốc để tránh men răng bị ảnh hưởng nhé.
– Thuốc bổ sung sắt có thể khiến trẻ gặp một vài tác dụng phụ như: đau bụng, đi ngoài phân đen, táo bón, tiêu chảy… Tuy nhiên, đây đều là những là dấu hiệu bình thường và vô hại nên mẹ đừng vội lo lắng.
– Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc và sử dụng thuốc vì sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thuốc. Nếu chẳng may bé sơ ý uống phải sắt thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất, nhanh nhất, để được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện ban đầu của ngộ độc sắt là đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: môi, móng tay, lòng bàn tay trở nên nhợt nhạt, thở nhanh, nôn mửa và lên cơn co giật.
Do đó, các bậc phụ huynh hãy thật cẩn trọng. Hãy tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách bổ sung sắt cho trẻ. Nếu trong nhà đã có sẵn thuốc bổ sung sắt thì phải để xa tầm tay của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 3 tuổi bị táo bón điều trị thế nào cho hiệu quả?
Cha mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thụ sắt ở trẻ.
5. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ em
– Ưu tiên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 18 tháng đầu, đặc biệt là 6 tháng đầu. Bởi đối với trẻ dưới 1 tuổi thì chẳng có loại thực phẩm nào cung cấp sắt tốt và phù hợp bằng sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ cũng bị thiếu máu, thiếu sắt hoặc sữa mẹ không đủ cung cấp sắt cho bé thì mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức.
– Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng: Khi con bắt đầu có khả năng tiêu thụ thức ăn thô, rắn, mẹ hãy tranh thủ đưa thực phẩm bổ sung sắt vào mỗi bữa ăn. Những thực phẩm đó có thể là ngũ cốc cho bé, các loại rau xanh đậm, các loại thịt đỏ.
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy vitamin C trong các loại thực phẩm quen thuộc như: Bưởi, cam, chanh, cà chua, khoai tây, súp lơ xanh… Những loại thực phẩm này và cả những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt.
– Để phòng ngừa trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, mẹ hoàn toàn có thể cho bé dùng các viên bổ sung sắt. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể biết là nên cho bé sử dụng loại sắt nào, liều lượng bao nhiêu… Ngoài ra, những bé có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt như sinh non thì mẹ cũng nên có phương án bổ sung sắt cho bé từ sớm.
Có thể nói, bệnh thiếu máu ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến. Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh và biết cách bổ sung sắt cho bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.