Trẻ suy dinh dưỡng, nếu không điều trị kịp thời, tương lai vóc dáng có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Điều trị suy dinh dưỡng không thể thiếu việc bổ sung dinh dưỡng. Vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, nếu bố mẹ quan tâm vấn đề này, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu hụt Protein, Vitamin và các khoáng chất. Tình trạng thiếu hụt Protein, Vitamin và các khoáng chất ở trẻ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân; trong đó, phổ biến nhất là:
– Trẻ bú ít hoặc hoàn toàn không bú mẹ 6 tháng đầu đời. Trẻ ăn dặm quá sớm.
– Trẻ ăn uống nghèo nàn về chất lượng và số lượng dinh dưỡng: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khởi phát tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em các nước đang phát triển.
– Trẻ bị hạn chế khả năng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, do trẻ mắc các bệnh lý tiêu hóa hoặc do trẻ thiếu Vitamin nhóm B, kẽm, selen,…: Ví dụ như trẻ bị viêm loét đại tràng, trẻ bị Crohn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng sẽ bị hạn chế; còn khả năng chuyển hóa dinh dưỡng sẽ bị hạn chế khi trẻ bị viêm loét dạ dày;…
– Trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Ví dụ như trẻ bị trầm cảm, trẻ mắc chứng chán ăn tâm thần, trẻ mắc chứng ăn ói,…
Trẻ suy dinh dưỡng có thể do chứng chán ăn tâm thần.
2. Phân loại và dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng có thể được phân loại theo 2 tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất là 3 chỉ số cơ thể: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Và tiêu chí thứ hai là hình thái bệnh nhân.
2.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo chỉ số cơ thể
Liên quan đến 3 chỉ số cơ thể: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao, suy dinh dưỡng lần lượt được phân loại thành: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi. suy dinh dưỡng thể gầy còm. Trong đó, mỗi thể suy dinh dưỡng lại có một biểu hiện khác nhau:
– Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng thể này là cân nặng của trẻ thấp hơn cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính (giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ nằm dưới đường -2SD).
– Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng thể này là chiều cao của trẻ thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính (giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ nằm dưới đường -2SD). Suy dinh dưỡng thể thấp còi là thể suy dinh dưỡng mãn tính, là hậu quả của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng dài hạn, đôi khi thiếu hụt dinh dưỡng từ khi trẻ còn trong bụng mẹ.
– Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng thể này là cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn cân nặng theo chiều cao của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính (giá trị cân nặng theo chiều cao của trẻ nằm dưới đường -2SD). Suy dinh dưỡng thể gầy còm là thể suy dinh dưỡng cấp tính, là hậu quả của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm khi cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn tiêu chuẩn.
2.2. Phân loại suy dinh dưỡng theo hình thái bệnh nhân
Theo hình thái bệnh nhân, suy dinh dưỡng có: Suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh thể hỗn hợp. Tương tự 3 thể suy dinh dưỡng phân loại theo chỉ số cơ thể, dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng là khác nhau ở mỗi thể phân loại theo hình thái bệnh nhân:
– Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus): Trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét thường: Gầy, da bọc xương; mặt già cỗi; thường xuyên chán ăn và rối loạn tiêu hóa; ủ rũ, uể oải, kém linh hoạt;… Suy dinh dưỡng thể teo đét là thể suy dinh dưỡng nặng; tuy nhiên, không đe dọa tính mạng trẻ.
– Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Trẻ suy dinh dưỡng thể phù: Mặt có thể đầy đặn nhưng chân tay thì khẳng khiu, trương lực cơ chân tay giảm; da phù và rối loạn sắc tố (xuất hiện các đốm màu đỏ hoặc đen); tóc dễ rụng, móng tay dễ gãy; thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc;… Suy dinh dưỡng thể phù là thể suy dinh dưỡng nặng, điều trị khó khăn và có thể đe dọa tính mạng trẻ.
– Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp là thể suy dinh dưỡng phối hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù.
3. Ảnh hưởng suy dinh dưỡng
Trong ngắn hạn, trẻ suy dinh dưỡng có thể bị giảm thể lực, chậm tăng trưởng thể chất. Trong dài hạn, trẻ suy dinh dưỡng thậm chí có thể bị hạn chế phát triển trí tuệ.
4. Điều trị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng dù là thể nào cũng phải được điều trị với 2 nội dung là: Điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Trong đó:
– Điều trị triệu chứng: Điều trị triệu chứng suy dinh dưỡng chủ yếu là bổ sung dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin trong mỗi bữa ăn sao cho chúng đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể trẻ. Vì tình trạng suy dinh dưỡng cụ thể của mỗi trẻ là khác nhau, thực đơn ăn uống chính xác không thể giống nhau ở mọi trẻ. Bởi thế, thay vì tự ý cho trẻ ăn uống các thực phẩm bố mẹ cho là bổ dưỡng, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám với chuyên gia. Sau thăm khám, chuyên gia sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng biệt, phù hợp với tình trạng suy dinh dưỡng cụ thể của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng.
– Điều trị nguyên nhân: Điều trị nguyên nhân suy dinh dưỡng chủ yếu là điều trị các bệnh lý thể chất như viêm loét đại tràng, Crohn, viêm loét dạ dày,… và điều trị các bệnh lý tinh thần như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói,…
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì. Để được tư vấn các thông tin chuyên sâu khác về suy dinh dưỡng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.