Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?

Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân là “nỗi ám ảnh” của bất cứ bà mẹ nào khi nuôi con. Nếu bé lười ăn trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khoẻ của con, điển hình như là suy dinh dưỡng, kém phát triển, thấp còi, thậm chí có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính và ảnh hưởng tư duy trí tuệ của bé. Muốn loại bỏ được chứng biếng ăn thì cha mẹ cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và sự kiên trì trong việc chăm sóc bé. Dưới đây là danh sách việc dành cho cha mẹ khi trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì cần phải ghi nhớ.

1. Trẻ biếng ăn nên làm gì để cải thiện nhanh chóng?

1.1 Trẻ biếng ăn nên làm gì? Thay đổi thực đơn đa dạng, đẹp mắt

Thực đơn là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chứng biếng ăn của hầu hết trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con, phải đáp ứng đủ các yếu tố: đủ dinh dưỡng, phong phú, và đẹp mắt. Mẹ nên lưu ý rằng các khoáng chất như kẽm và lysine có nhiều trong của quả, ngũ cốc sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con, phải đáp ứng đủ các yếu tố: đủ dinh dưỡng, phong phú, và đẹp mắt.

Thêm vào đó, mẹ hãy khuyến khích bé làm công việc như chuẩn bị đồ ăn, lấy bát thìa của mình, nhặt rau, trộn thức ăn,…  để kích thích khả năng con phát triển và sự thèm ăn khi bữa ăn đến.

1.2 Thiết lập giờ ăn và thời gian ăn

Trước bữa ăn khoảng 10 phút, bố mẹ hãy thông báo cho con biết là sắp đến giờ ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần đặt quy tắc cho con không được ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến bữa ăn chính và bữa phụ. Bố mẹ nên biết rằng, đa số trẻ em thích bắt chước hành động của người lớn. Vì vậy, bố mẹ và thành viên trong gia đình hãy ăn uống đúng giờ để làm tấm gương tốt cho bé.

Thêm vào đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời gian thích hợp cho bữa ăn chính là 30 phút và bữa phụ khoảng 15-20 phút. Vì vậy, khi trẻ ăn quá lâu, không nên ép con ăn hết khẩu phần ăn, việc này sẽ làm thức ăn không còn ngon, trẻ rất khó ăn. Do đó, trong trường hợp trẻ không ăn được nhiều cũng nên dừng bữa ăn và cho ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn trong một ngày.

1.3 Trẻ biếng ăn nên làm gì? Để con vận động hàng ngày

Việc trẻ ít vận động cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con yêu vận động hàng ngày. Việc vận động khiến trẻ tiêu hao được nhiều năng lượng hơn, trẻ cảm thấy đói nhanh hơn từ đó ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, bố mẹ có thể massage hàng ngày cho bé. Việc này hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?

Trẻ biếng ăn nên làm gì? Bố mẹ hãy cho con vận động hàng ngày để giúp con tiêu hao năng lượng và ăn ngon hơn

2. Những việc cha mẹ không nên làm khi bé biếng ăn

2.1 Ép con ăn

Việc ép con ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ và đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng biếng ăn của bé. Rất nhiều cha mẹ không hiểu tâm lý của trẻ, không biết trẻ thích ăn món gì và trẻ đã đủ no hay chưa. Do đó, khi thấy con ăn ít thường có xu hướng ép con ăn thậm chí nhiều cha mẹ còn dùng nhiều biện pháp như dụ dỗ, đánh lừa trẻ, dọa nạt trẻ khiên bé rơi vào tình trạng vừa ăn vừa khóc, hình thành tâm lý sợ hãi bữa ăn, trốn khi đến giờ ăn.

Trong trường hợp nếu bố mẹ muốn con thử món mới, thời điểm lý tưởng trong ngày là vào buổi sáng, con thấy đói nhất và có thể ăn ngon miệng hơn. Khi bé đã chịu ăn, có thể chuyển món ăn sang bữa trưa hoặc tối sao cho phù hợp.

2.2 Xem ti vi hoặc sử dụng thiết bị điện tử khi ăn

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay,  tình trạng cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị smart phone, ipad,… trong lúc ăn diễn ra ngày càng phổ biến. Từ đó ảnh hưởng đến bữa ăn, làm cho trẻ mất tập trung khi ăn uống, hình thành thói quen xấu là buộc phải có tivi hoặc điện thoại mới chịu ăn.

Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?

Việc vừa xem ti vi vừa ăn ảnh hưởng đến bữa ăn, làm cho trẻ mất tập trung khi ăn uống, hình thành thói quen xấu

2.3 Nô đùa với con trong lúc ăn

Nhiều cha mẹ lầm tưởng việc nô đùa với con trong lúc ăn có thể khiến con ăn ngon miệng hơn tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Bố mẹ cần phân biệt được việc tạo không khí vui vẻ vừa đủ trong bữa ăn khác với việc nô đùa với con. Con nô đùa, cười nhiều tăng nguy cơ trào ngược thực quản, đau dạ dày cấp tính rất nguy hiểm đến sức khỏe của con. Thay vào đó, bố mẹ nên  khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ tạo hứng khởi cho bé.

2.4  Ăn bữa phụ quá nhiều

Những món ăn vặt mà trẻ em hay yêu thích như bánh kẹo, snack, nước ngọt thường tạo ra cảm giác “giả no”, đầy bụng khiến trẻ không để ý đến bữa ăn chính, không những thế những thực phẩm này không cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Ngoài ra, việc cho trẻ uống quá nhiều nước trong bữa ăn hoặc sữa trước khi ăn vô tình khiến trẻ có cảm giác no và ăn ít.

Cha mẹ nên lên thực đơn thích hợp mỗi ngày cho con đồng thời chia nhỏ bữa ăn trong ngày, việc này vừa giúp trẻ hấp thu đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế đồ ăn vặt không tốt sức khỏe của con. Phụ huynh nên thay đổi đồ ăn bữa phụ cho con bằng sữa chua hoặc trái cây, nước ép, sinh tố sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Vì vậy, khi con có hiện tượng lười ăn, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ có hiện tượng này, nhanh chóng áp dụng những biện pháp trên và tránh những việc làm cho chứng biếng ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. “Giải quyết” chứng biếng ăn của trẻ em đòi hỏi cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải kiên nhẫn, biết các phương pháp phù hợp với bé thì hiệu quả mới tăng cao. Thêm vào đó, phụ huynh không nên để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *