Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm rất nguy hiểm. Bé cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Mục đích để tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bố mẹ những thông tin hữu ích về bệnh cảm cúm ở trẻ 3 tháng tuổi và hướng dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Bạn đang đọc: Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm: cách điều trị hiệu quả
1. Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm cần được điều trị càng sớm càng tốt
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm thật sự cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Lý do là bởi trẻ giai đoạn 0-6 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn rất yếu, cần được chăm sóc cẩn thận khi mắc bất cứ bệnh gì.
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm cần được điều trị càng sớm càng tốt
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bé 3 tháng mắc cảm cúm mau khỏi bệnh. Hơn thế, bé còn có thể hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nặng.
2. Những biến chứng nguy hiểm trẻ mắc cảm cúm có thể gặp phải
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể mắc cảm cúm vào bất kì thời điểm nào trong năm. Ước tính, trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời có thể trải qua 8 – 10 đợt mắc bệnh cúm. Tần suất mắc cảm cúm sẽ giảm dần khi bé lớn hơn.
Bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm. Nhưng từ các số liệu thực tế cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng rất cao khi mắc cảm cúm.
Trẻ 3 tháng tuổi khi mắc cảm cúm nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng sau:
– Viêm phổi, viêm não, viêm cơ, viêm cơ vân, viêm cơ tim, suy hô hấp và suy thận. Trẻ 3 tháng khi gặp những biến chứng này nếu không được cấp cứu gấp thì còn có thể bị tử vong.
– Nhiễm trùng huyết. Biến chứng này có thể khiến trẻ bị suy nội tạng hay tử vong nếu không điều trị kịp thời.
– Bệnh tiến nhanh gây tình trạng nguy kịch ở những trẻ đã mắc bệnh mãn tính, mang các bệnh lý nền về tim mạch hay hô hấp.
– Trẻ cảm cúm bị mất nước và hụt điện giải quá nhiều, không được bù đắp dẫn đến thể trạng suy kiệt và tử vong.
– Bé gặp phải các vấn đề về xoang hay nhiễm trùng tai.
Như vậy, để tránh bệnh cảm cúm ở trẻ biến chứng nặng, bố mẹ khi chăm sóc trẻ 3 tháng cần quan sát và để ý bé thật kỹ. Ngay khi trẻ xuất hiện những triệu chứng mắc cảm cúm cần cho bé điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tháng tuổi đã mắc cảm cúm
Trẻ 3 tháng tuổi mắc cảm cúm khi bị virus cúm tấn công, xâm nhập vào đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Vì là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nên trẻ nhỏ rất dễ bị lây cảm cúm chỉ qua tiếp xúc gần hay dùng chung đồ đạc với người bị bệnh.
Khi nhiễm cảm cúm, trẻ 3 tháng tuổi sẽ dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
– Trẻ bị tắc mũi khiến cho việc hô hấp gặp khó khăn;
– Trẻ bị chảy nước mũi. Những ngày đầu, nước mũi của bé trong và loãng. Những ngày sau, nước mũi dần chuyển đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh lá cây;
– Hầu hết trẻ mắc cảm cúm đều lên sốt nhẹ, khoảng 38 độ;
– Trẻ hắt hơi, ho nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ngủ ít.
Ngay khi quan sát thấy bé xuất hiện những triệu chứng kể trên, bố mẹ nên cho bé điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời, bố mẹ cần áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp để bé mau khỏe lại.
4. Cách điều trị cảm cúm cho trẻ 3 tháng tuổi
Cách điều trị tốt khi trẻ 3 tháng tuổi mắc cảm cúm là bố mẹ nên cho con đi khám ngay. Đến bệnh viện, bé sẽ được bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp. Hơn thế, các bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn cho bố mẹ cách chăm sóc trẻ tốt.
Với trường hợp bé 3 tháng tuổi mắc cảm cúm thông thường, bé sẽ được bác sĩ kê đơn và cho điều trị tại nhà. Việc của bố mẹ là chú ý cho bé uống thuốc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em biếng ăn phải làm sao? Mách bố mẹ 7 cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Bé 3 tháng bị cảm cúm nên được vệ sinh mũi hằng ngày.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc con phù hợp:
– Cho bé 3 tháng bú nhiều sữa hơn bình thường. Mẹ nên tăng lượng bú và cữ bú cho bé 3 tháng mỗi ngày;
– Vệ sinh đường hô hấp cho bé hằng ngày. Mẹ có thể dùng bộ xịt rửa mũi để giúp bé làm sạch và thông thoáng đường thở.
– Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng của bé 3 tháng. Khi không khí được làm ẩm, chất nhầy trong đường hô hấp của trẻ giảm xuống, việc hít thở của bé cũng dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng, các bé 3 tháng khi đã khỏi cảm cúm thì triệu chứng ho hay cơ thể uể oải, mệt mỏi vẫn có thể kéo dài cả tuần sau đó. Thời gian này bé rất dễ tái lại. Trường hợp bé bị tái lại liền sau đó thì nguy cơ biến chứng nặng càng cao hơn. Vậy nên, bố mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc con cẩn thận sau khi bé đã khỏi bệnh.
5. Hướng dẫn phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả cho trẻ nhỏ
Hiện nay, trẻ nhỏ có thể phòng tránh bệnh cảm cúm nhờ tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, cách này không áp dụng cho nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, trẻ 3 tháng tuổi vẫn là đối tượng dễ mắc cảm cúm và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao.
>>>>>Xem thêm: Con đường lây truyền bệnh quai bị ở trẻ em và thông tin về bệnh
Trẻ từ 6 tháng nên được chủng ngừa cảm cúm hàng năm
Để phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ khoảng 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
– Tránh cho bé 3 tháng tuổi tới những nơi đông người. Điều này giúp bé hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với nguồn lây bệnh;
– Không cho bé tiếp xúc với người bị cảm cúm;
– Vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của bé hằng ngày;
– Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, nhất là khu vực bé hay chơi;
Khi bé 6 tháng tuổi, bố mẹ nên tiêm vaccine ngừa cúm cho con. Đồng thời, các thành viên khác trong gia đình cũng nên chủng ngừa cúm hằng năm. Mục đích để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh cúm cho trẻ nhỏ trong gia đình. Bố mẹ có thắc mắc về vaccine phòng ngừa cúm có thể liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.