Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

Chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà đúng cách là điều mà mọi gia đình có trẻ mắc hen phế quản đều cần biết. Nhờ đó, người chăm sóc có thể giúp bé kịp thời xử lý các cơn hen cấp ngay tại nhà. Bé đồng thời cũng sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, ngừng hô hấp kèm theo tổn thương bộ phận não hay thậm chí là tử vong. Mời các bố mẹ cùng tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc an toàn, khoa học cho các bé mắc hen suyễn trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

1. Bệnh hen phế quản thường xảy ra phổ biến hơn ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Hen phế quản ở trẻ là một bệnh lý viêm mạn tính đường thở. Bệnh lý này gây hạn chế luồng khí thở của trẻ, dẫn tới các triệu chứng khò khè, khó thở, cảm thấy nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Hen thường xảy ra nhiều hơn vào khoảng thời gian ban đêm hoặc sáng sớm, trẻ lên cơn hen có thể tự khỏi hoặc sẽ khỏi sau khi dùng thuốc. Điều này là tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của cơn hen.

Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

Bệnh hen phế quản thường xảy ra phổ biến hơn ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi

So với người lớn, tỷ lệ mắc hen ở trẻ em đang cao gấp đôi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc hen ở người lớn hiện chiếm 5% và trẻ em là 10%, trong đó phổ biến nhất vẫn là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Không những thế, nhóm trẻ dưới 5 tuổi khi mắc hen cũng khó chẩn đoán và điều trị hơn.

2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ lên cơn hen phế quản

Trẻ khi lên cơn hen phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện khá rõ ràng, bố mẹ chỉ cần để ý là thấy. Việc phát hiện sớm cơn hen ở trẻ sẽ giúp bố mẹ kịp thời hỗ trợ con xử lý cơn hen, không để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cho trẻ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

Trẻ khi lên cơn hen phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện rõ ràng như ho hay khó thở

Đối với trường hợp hen phế quản nhẹ, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

– Cơn ho xuất hiện khi trẻ khóc hay chạy nhảy quá mức;

– Ho có âm thanh giống như “ho gà” và có thể nói được câu dài mà không bị ngắt quãng;

– Nghe phổi có tiếng ran rít vào cuối khi thở ra.

Đối với trường hợp hen phế quản vừa, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

– Cơn ho xuất hiện khi trẻ gắng sức nói hay vận động;

– Tiếng nói bị ngắt quãng;

– Bắt đầu xuất hiện dấu hiệu co kéo lồng ngực, lõm ức, hố thượng đòn;

– Nghe thấy tiếng ran rít khi trẻ thở ra.

Đối với trường hợp hen phế quản nặng, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

– Khó thở, có thể ho khi nghỉ ngơi;

– Cánh mũi phập phồng;

– Trẻ nhỏ không thể bú được;

– Xuất hiện hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rõ ràng;

– Môi của trẻ có thể trở nên tím tái;

– Trẻ gặp khó khăn khi nói hoặc khóc (chỉ từng từ một).

– Nghe phổi có tiếng ran rít lớn cả khi trẻ thở ra và hít vào;

Ngoài ra khi chăm sóc trẻ hen phế quản, các bố mẹ cũng nên lưu ý rằng:

– Trường hợp trẻ xuất hiện cơn hen phế quản kèm theo sốt, có khả năng bé đã bị viêm đường hô hấp do vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm hoặc virus.

– Trong trường hợp trẻ lên cơn hen và gặp khó khăn trong việc thở, không thể khóc hoặc nói, cũng không nghe thấy tiếng ran từ phổi thì nguy cơ đây là cơn hen phế quản rất nặng (ác tính). Bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà đúng cách, an toàn

Hen suyễn ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, song nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Do đó, với các gia đình có trẻ nhỏ mắc hen suyễn, bố mẹ và người chăm sóc cần có kiến thức chăm sóc trẻ đầy đủ và đúng đắn.

3.1. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi trẻ xuất hiện cơn hen cấp tại nhà

Trẻ khi có biểu hiện lên cơn hen cấp tại nhà cần được bố mẹ phát hiện càng sớm càng tốt để xử trí kịp thời để không biến chứng nặng. Khi trẻ lên cơn hen cấp, bố mẹ có thể xử lý theo hướng dẫn sau:

– Cho trẻ tránh xa những yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mùi khói thuốc lá, bếp than, hóa chất.

– Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh đường hít đã được bác sĩ chỉ định trước đó. Thường thì với các cơn hen phế quản ở trẻ, các bác sĩ sẽ hay kê thuốc giãn phế quản ngắn dạng xịt như Ventolin Inhaler 100mcg/liều. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ không thể dùng dạng xịt, bố mẹ có thể sử dụng buồng đệm babyhaler hoặc máy phun khí dung như salbutamol 2,5mg.

– Nới lỏng quần áo và cho trẻ ngồi yên. Việc nới lỏng quần áo để giúp trẻ dễ thở hơn. Trẻ nên ngồi yên và theo dõi các triệu chứng như giảm khò khè, giảm ho và bớt nặng ngực.

Nếu sau 20 phút cơn hen của trẻ không giảm, bố mẹ có thể lặp lại xịt họng lần 2 và tiếp tục theo dõi con. Trường hợp vẫn không giảm sau 20 phút nữa thì lặp lại xịt họng lần 3 và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

Thực tế, trẻ bị hen cần cần mang theo thuốc cắt cơn dạng xịt mọi lúc, mọi nơi để đề phòng các tình huống không mong muốn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng thuốc cắt cơn mà cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Điều trị dự phòng để kiểm soát tốt cơn hen phế quản của trẻ

Điều trị dự phòng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát cơn hen phế quản của trẻ. Bé sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc dự phòng và hướng dẫn sử dụng theo đúng tình trạng bệnh ở thời điểm đó.

Mức độ nặng của bệnh hen ở trẻ có thể thay đổi theo tuổi, mùa và kết quả điều trị dự phòng. Bé nên được khám bác sĩ chuyên khoa mỗi tháng 1 lần để điều chỉnh thuốc dự phòng và đảm bảo kiểm soát tốt bệnh hen cũng như tránh biến chứng.

Việc tuyệt đối tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đạt được kết quả kiểm soát hen tốt. Người chăm sóc cần đảm bảo cho bé thực hiện đúng liều thuốc, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dị ứng, thực hiện các phương pháp hô hấp và rèn thể chất cho trẻ.

3.3. Cân bằng dinh dưỡng và tạo thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ hen phế quản

Cân bằng dinh dưỡng và tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ hen phế quản cũng rất quan trọng. Điều này giúp bé có thể thể trạng tốt để chống lại bệnh. Theo đó, bố mẹ hãy:

– Cung cấp cho trẻ hen suyễn chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt, cá, đậu hạt và sữa sản phẩm từ sữa. Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, đồ ngọt và các loại đồ uống có ga.

– Kiểm soát và duy trì cân nặng của trẻ ở mức phù hợp. Trẻ nên được theo dõi bởi bác sĩ để đảm bảo tăng trưởng và phát triển tốt.

– Tạo lập cho trẻ thói quen tập luyện, tham gia vào các hoạt động thể chất như chơi ngoài trời, tập thể dục, đi bộ, chạy, bơi…

– Cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ phục hồi và duy trì sức khỏe.

Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản tại nhà

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị sốt nên làm gì để con mau hồi phục sức khỏe?

Trẻ lên cơn kèm những dấu hiệu trở nặng bố mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản, bố mẹ cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích có thể gây kích ứng cho đường hô hấp, đảm bảo vệ sinh không gian sống và vật dụng, đồ chơi của bé. Bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ hướng dẫn điều trị và phòng ngừa của bác sĩ.

Trường hợp trẻ lên cơn kèm những dấu hiệu trở nặng như: khó thở, có biểu hiện tím tái, không thể nói được câu dài, thở nhanh có rút lõm lồng ngực… bố mẹ hãy cho trẻ đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *