Trẻ bị sốt phát ban: những điều mẹ cần lưu ý 

Trẻ bị sốt phát ban là hiện tượng phổ biến, thường diễn ra 1 năm/lần, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé. Tác nhân gây sốt phát ban ở trẻ em hầu như là các loại virus lành tính, và sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được chăm sóc y tế tốt. Ngược lại, nếu bố mẹ không nắm rõ nguồn lây bệnh, không chăm sóc đúng cách thì trẻ rất dễ gặp những hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

1. Sốt phát ban lây nhiễm như thế nào?

Sốt phát ban là chứng bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6, 7 gây ra. Loại virus này có xu hướng lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể hoặc đồ dùng cá nhân của người nhiễm bệnh. Bệnh không lây truyền qua con đường giao tiếp.

Trẻ bị sốt phát ban: những điều mẹ cần lưu ý 

Sốt phát ban là chứng bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6, 7 gây ra

Sốt phát ban ở trẻ em thường dễ lây nhiễm trong cộng đồng tiêu biểu có thể kể đến như là trường học, nhà trẻ, khu vui chơi. Con đường lây nhiễm cơ bản nhất khiến trẻ bị sốt phát ban là qua đường hô hấp. Cụ thể như sau: trẻ bị bệnh phát tán tia nước bọt có chứa vi khuẩn gây bệnh khi ho, hắt hơi sang trẻ khác.

Bệnh sốt phát ban xảy ra phổ biến ở bé trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi vì đây là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

2. Dấu hiệu và phổ biến của bệnh sốt phát ban

Nếu cơ thể trẻ bị virus xâm nhập, các triệu chứng bệnh sốt phát ban thường không xuất hiện ngay mà ủ bệnh trong khoảng 1-2 tuần. Bệnh sốt phát ban được nhận biết thông qua dấu hiệu sau:

– Sốt: là triệu chứng đầu tiên trong giai đoạn khởi phát bệnh. Trẻ hay bị sốt đột ngột, sốt cao hơn 39°C và kéo dài từ 3-5 ngày.

– Một số trẻ còn kèm theo cơn sốt là hiện tượng đau họng, sổ mũi, ho hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ.

– Phát ban: các nốt ban bắt đầu xuất hiện sau khi cơ sốt hạ dần. Cơ thể bé sẽ nổi nhiều nốt nhỏ màu hồng, thường phẳng, mịn, ít gồ lên bề mặt da. Những vết ban thường bắt đầu nổi từ vùng ngực, lưng, bụng, sau đó mới lan ra cánh tay, chân và mặt. Tuy nhiên không gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ khi mắc bệnh.

Trẻ bị sốt phát ban: những điều mẹ cần lưu ý 

Khi trẻ bị sốt phát ban cơ thể sẽ nổi nhiều nốt nhỏ màu hồng, li ti, thường không gây ngứa ngáy

– Các dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban khác có thể kể đến như là: rối loạn tiêu hóa nhẹ, mí mắt hơi sưng, hay khóc quấy, bú ít.

Phụ huynh cần chú ý đến những chuyển biến cơ thể con, nếu gặp triệu chứng cảnh báo sự nguy hiểm cần đưa đến ngày cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất. Các triệu chứng cảnh bảo bệnh đang diễn biến trầm trọng hơn là: trẻ bị co giật, sốt cao liên tục trong 5 ngày không giảm, các vết phát ban không cải thiện sau 3 ngày chăm sóc.

3. Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban gồm những gì?

Khi thấy trẻ bị sốt cao, quấy khóc, bỏ bú và nổi mẩn khắp người cha mẹ cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Tuy nhiên bố mẹ nên hiểu rằng sốt phát ban ở trẻ đa số ở mức độ lành tình, chỉ cần được chăm sóc cẩn thận thì bệnh sẽ mau chóng khỏi và không để lại biến chứng.

3.1 Hạ sốt đúng cách khi trẻ bị sốt phát ban

Đây là việc đầu tiên ba mẹ nên làm khi phát hiện con bị bệnh. Cách hạ sốt đúng cách cho bé bao gồm những lưu ý sau:

– Khi bé bị sốt cao, hãy bỏ bớt quần áo hoặc chăn để làm thoáng khí, tránh việc mồ hôi không được thấm hút rất dễ cảm lạnh. Thay vào đó, bố mẹ cho con mặc trang phục thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, mang lại sự dễ chịu cho bé.

– Hạ nhiệt cơ thể trẻ bằng cách lau mát: mẹ dùng khăn bông ấm lau khắp người bé đặc biệt là hai bên nách và háng. Mẹ thực hiện lặp lại sau khoảng 2 – 3 tiếng để giúp bé mau hạ sốt.

– Trong trường hợp nếu muốn sử dụng thuốc để hạ sốt cần hỏi ý kiến thật kĩ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Trẻ bị sốt phát ban: những điều mẹ cần lưu ý 

Nếu muốn sử dụng thuốc để hạ sốt cho trẻ, bố mẹ cần hỏi ý kiến thật kĩ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng

3.2 Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé trong thời gian bị bệnh

Khi bị bệnh, cơ thể của bé sẽ yếu hơn, để tăng sức đề kháng cha mẹ cần tập trung bổ sung dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Đầu tiên, nên ưu tiên bổ sung nhiều vitamin và chất xơ cho trẻ bằng việc khuyến khích con ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Đây là các chất cực kỳ tốt cho sức khỏe của trẻ đang bị sốt phát ban.

Thứ hai, cho trẻ uống thật nhiều nước vì sốt phát ban rất dễ làm cơ thể bé thiếu nước. mẹ có thể thay đổi khẩu vị cho con bằng các loại nước ép trái cây đặc biệt là nước cam, chanh,…

Thứ ba, mẹ cũng cần lưu ý đến những thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn trong thời gian bị sốt phát ban. Các loại thịt đỏ (như bò) trứng, hải sản, đồ lạnh, thức uống có ga… có thể làm bệnh tình trẻ nghiêm trọng hơn vì những thực phẩm này có nguy có tác động xấu các nốt ban và làm trẻ khó tiêu.

3.3 Có nên tắm cho trẻ bị sốt phát ban hay không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con bị sốt phát ban. Theo quan niệm dân gian được truyền miệng, khi trẻ bị các bệnh liên quan đến phát ban như sốt phát ban, sởi,… thì cần kiêng giáo và kiêng nước để hạn chế tình trạng vết ban lây lan nhiều hơn trên da.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi bé mắc bệnh sốt phát ban vẫn có thể tắm và vệ sinh cơ thể bình thường. Bố mẹ chỉ cần lưu ý trong quá trình tắm cho con cần sử dụng nước ấm, tắm nhanh, tắm trong phòng kín để giảm nguy cơ cảm lạnh đồng thời lau thật nhẹ nhàng các vết phát ban cho con.

Sốt phát ban là bệnh lý khá lành tính. Sau khi sốt phát ban trẻ sẽ trở lại sinh hoạt và vui chơi bình thường mà không để lại hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe nếu như được chăm sóc và điều trị y tế một cách cẩn thận. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bé diễn biến xấu đi cách an toàn nhất là đưa con đi khám bác sĩ, tránh những tình huống không may xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *