Trẻ bị viêm tiểu phế quản: cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị viêm tiểu phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất nguy hiểm. Trường hợp nhẹ thì gây tổn thương sâu một số vùng phế quản, còn nặng thì có thể gây tử vong. Vì thế, khi phát hiện con có các dấu hiệu nghi mắc viêm tiểu phế quản, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để bé được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời nếu cần.

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm tiểu phế quản: cách điều trị hiệu quả

1. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thì có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm tiểu phế quản: cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bố mẹ

Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không hiện là thắc mắc của không ít bố mẹ. Nhưng trước tiên, các bố mẹ cần hiểu rõ đây là bệnh gì.

Viêm tiểu phế quản được hiểu là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh này phổ biến hơn ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là nhóm đối tượng này hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh.

Bệnh viêm tiểu phế quản sẽ khiến phế quản của trẻ bị thu hẹp, tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở. Do đó, khi mắc viêm tiểu phế quản, trẻ sẽ cảm thấy bị khó thở và dần xuất hiện các cơn ho dữ dội.

Thực tế, viêm tiểu phế quản ở trẻ là một bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này thì rất nguy hiểm. Bé mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi… Trường hợp nặng nhất, bé bị viêm tiểu phế quản có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Do đó, các bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi con mắc bệnh này.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ mắc viêm tiểu phế quản

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Ví dụ như sổ mũi, nghẹt mũi, ho hay sốt nhẹ.

Tìm hiểu thêm: Viêm bao quy đầu có tự khỏi không?

Trẻ bị viêm tiểu phế quản: cách điều trị hiệu quả

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản ban đầu sẽ có triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ kéo dài 1-2 ngày. Những ngày sau, trẻ sẽ dần xuất hiện thêm các triệu chứng gồm:

– Tình trạng ho nhiều hơn và dữ dội hơn. Thậm chí trẻ có thể bị nôn do ho quá nhiều;

– Trẻ sốt cao kéo dài tới hơn 3 ngày;

– Cơ thể mệt mỏi, cổ và ngực có biểu hiện lõm vào rõ ràng khi bé hít thở;

– Bé bị khó thở, thở khò khè hoặc thở nhanh hơn bình thường.

Ngoài ra khi mắc viêm tiểu phế quản, trẻ có thể bị tiêu chảy, mất nước khiến môi và miệng khô, da xanh xao.

Bố mẹ khi quan sát thấy con có những biểu hiện kể trên thì hoàn toàn có thể nghi bé đã mắc viêm tiểu phế quản. Để an toàn, bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời nếu cần.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ chủ yếu là do virus gây nên. Trong đó, virus hợp bào hô hấp là phổ biến nhất. Loại virus này có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch.

Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có thể gây viêm tiểu phế quản ở trẻ như: virus Adenovirus, virus Rhinovirus hay virus Parainfluenza. Tuy nhiên, các virus này thì ít gặp hoặc rất hiếm gặp.

4. Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ điều trị bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ còn tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh và thể trạng của từng trẻ. Trẻ được phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì thời gian khỏi bệnh càng nhanh.

Nhìn chung, các bé mắc viêm tiểu phế quản ở mức độ nhẹ, được hỗ trợ điều trị đúng cách thì sẽ khỏi bệnh sau 10-14 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng ho hay mệt mỏi vẫn có thể kéo dài hơn. Đây là điều hết sức bình thường, không đáng lo ngại.

Các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản được phát hiện muộn, không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh của bé sẽ kéo dài hơn. Thậm chí, bé còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như: nôn trớ, da xanh xao, chán ăn, bỏ bú, hôn mê… Bệnh vẫn có thể điều trị hết nhưng thời gian hồi phục sẽ rất lâu, có thể kéo đến vài tháng. Không những vậy, trẻ sau khi hết bệnh vẫn rất dễ tái lại.

5. Hướng dẫn điều trị đúng cách cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản

Khi quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu nghi mắc viêm tiểu phế quản, bố mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ để được bác sĩ hỗ trợ. Sau đó, với trường hợp trẻ mắc viêm tiểu phế quản ở mức độ bình thường, bé sẽ được cho về điều trị tại nhà. Việc của bố mẹ khi này là cần chăm sóc con đúng cách, khoa học.

5.1. Cho trẻ đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất

Hiện nay, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ chưa chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, cách điều trị bệnh này là hướng tới làm giảm nhẹ các triệu chứng trẻ mắc phải.

Ở mỗi trẻ với tình trạng bệnh khác nhau, triệu chứng khác nhau, bé cần có phác đồ điều trị phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc viêm tiểu phế quản, bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín. Khi này, bé sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh tình nhờ đó cũng nhanh khỏi hơn.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản: cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Trẻ viêm tiểu phế quản nên được đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp 

Lưu ý rằng, tới 90% trẻ mắc viêm tiểu phế quản là do virus. Nếu bé nhà bạn cũng mắc bệnh vì nguyên nhân này thì không cần cho bé dùng thuốc kháng sinh. Vì kháng sinh không hề có khả năng tiêu diệt virus. Hơn thế, việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến bé bị tác dụng phụ hoặc bị kháng kháng sinh.

5.2. Chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản tại nhà dùng cách

Đối với các trường hợp bé mắc viêm tiểu phế quản được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc con khoa học, đúng cách:

– Cho bé được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh;

– Vệ sinh mũi họng hằng ngày để việc thở của bé được dễ dàng, cơ thể thoải mái hơn;

– Nếu trẻ sốt 38,5 độ C, bố mẹ áp dụng đồng thời việc lau người bằng khăn ấm và cho bé uống thêm thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ;

– Đảm bảo cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Với trẻ sơ sinh, mẹ cần tăng lượng bú và cữ bú hơn hằng ngày. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy bổ sung cho con các bữa ăn giàu vitamin và khoáng chất. Bố mẹ có thể đổi sang chế biến thức ăn dạng lỏng để bé tiếp nhận và hấp thu dễ dàng hơn.

– Với đơn thuốc đã được bác sĩ kê, bố mẹ cần đảm bảo cho bé uống đầy đủ liều lượng. Đồng thời, bé cũng cần được tái khám theo đúng lịch bác sĩ đã hẹn.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà, nếu bé xuất hiện bất kì triệu chứng bất thường nào, bố mẹ hãy cho con đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ tận tình và kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *