Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng và cách xử trí cần biết

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng có là tình trạng thường gặp. Nhiều bố mẹ bận tâm việc trẻ sốt sau khi tiêm phòng có thể gây nguy hiểm cho con. Dưới đây, bài viết sẽ giúp các bố mẹ giải đáp lo lắng này, đồng thời gợi ý đến bố mẹ cách xử trí để con sớm hết triệu chứng sốt và mau khỏe lại sau khi tiêm phòng.

Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng và cách xử trí cần biết

1. Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là tình trạng rất thường gặp ở nhiều em bé. Tình trạng này không chỉ khiến bé mệt, khó chịu mà còn khiến bố mẹ lo lắng.

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng và cách xử trí cần biết

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng là tình trạng thường gặp ở nhiều em bé

Thực tế, vắc xin là chế phẩm có tác dụng xây dựng “hệ thống phòng ngự” kiên cố trong bé trước các bệnh lý. Song chế phẩm này lại có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Sốt cũng là một trong những tác dụng phụ bé có thể gặp phải sau tiêm vắc xin. Do đó, bé sau tiêm phòng bị sốt là tình trạng bình thường.

Cụ thể, trong 48 giờ đầu kể từ thời điểm được tiêm vắc xin, nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng cao. Tình trạng này đại diện cho việc cơ thể của bé đang đối phó với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh.

Ngoài sốt, trẻ sau khi tiêm phòng còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như: buồn ngủ, ngủ nhiều, khu vực tiêm sưng đỏ tới 3-4 ngày… Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ cần tác động nhẹ nhàng giúp con hạ sốt để cơ thể dễ chịu hơn.

2. Những trường hợp bé sốt sau tiêm phòng bố mẹ cần đưa tới khám bác sĩ ngay

Tìm hiểu thêm: Lưu ý trong cách chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng và cách xử trí cần biết

Trẻ sau tiêm chủng nếu sốt quá cao hay có phản ứng bất thường cần cho đi khám bác sĩ ngay

Sau tiêm phòng, cơ thể trẻ xuất hiện các phản ứng như sốt là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ sảy ra các phản ứng nặng. Khi này, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khám để đảm bảo an toàn. Cụ thể:

– Trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm chủng. Dấu hiệu nhận biết là da trẻ nổi mày đay, ban giãn mạch và ngứa… Một số trẻ sẽ có triệu chứng như ngạt mũi, tiếng thở rít vì phù nề hầu họng…

– Trẻ xuất hiện phản ứng quá mẫn cấp tính. Phản ứng này thường xảy ra trong khoảng 2 giờ sau khi tiêm phòng kèm với một hoặc một vài triệu chứng như: thở khò khè, phù nề thanh quản, phù nề ở mặt…

– Trẻ sốt cao trên 39 độ.

– Trẻ có biểu hiện không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Cụ thể là sau 1 giờ uống thuốc hạ sốt cơ thể vẫn không hạ nhiệt.

– Trẻ quấy khóc nhiều, kéo dài tới hơn 3 giờ.

– Trẻ bị áp xe, sưng và đau nhiều tại vị trí tiêm.

– Trẻ có biểu hiện tím tái hay khó thở.

3. Cách xử trí bé sốt sau khi tiêm phòng tại nhà hiệu quả

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng hay xuất hiện thêm các phản ứng bình thường khác bố mẹ đều không cần quá lo lắng. Điều bố mẹ nên làm lúc này chỉ là hỗ trợ con hạ sốt để cơ thể bé được dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở các mức tuổi khác nhau nên được áp dụng cách hạ sốt phù hợp để đảm bảo hiệu quả mang lại.

3.1. Cách hạ sốt cho bé dưới 2 tháng tuổi sau tiêm phòng

Với trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng, bác sĩ Thu Cúc TCI khuyên bố mẹ nên lau người cho bé bằng nước ấm khoảng 5-10 phút. Điều này vừa góp phần giúp bé hạ sốt, vừa giúp bé giảm đau cơ. Bố mẹ không thực hiện biện pháp này lâu để tránh con bị cảm lạnh.

Sau đó, bố mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát. Khi này, vải cotton chính là lựa chọn tốt.

Với các trường hợp sốt nhẹ, bố mẹ hoàn toàn không cần cho con dùng thuốc hạ sốt. Nếu con sốt đến 38,5 độ, bố mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, trước đó bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Mục đích là để đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe của con.

3.2. Cách hạ sốt cho bé từ 2-6 tháng tuổi sau tiêm phòng

Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé đã hoàn thiện hơn nhiều so với lúc mới sinh. Việc hạ sốt cho trẻ nhờ đó cũng dễ dàng hơn.

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng và cách xử trí cần biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ em sốt cao bị co giật: cách xử lý hiệu quả

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng có thể dùng paracetamol để hạ sốt

Khi bé sốt sau tiêm phòng, bố mẹ có thể cho con uống paracetamol để hạ sốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần chắc chắn cho con uống đúng liều lượng. Điều này khi cho con đi tiêm phòng, bố mẹ có thể dễ dàng hỏi bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Một lưu ý nữa là khi cho bé uống paracetamol hạ sốt, bé vẫn trong trạng thái tỉnh táo vào có thể bú sữa mẹ bình thường.

3.3. Cách hạ sốt cho bé trên 6 tháng tuổi sau khi tiêm phòng

Theo các bác sĩ Thu Cúc TCI, với bé trên 6 tháng tuổi, ngoài paracetamol, bố mẹ có thể dùng thêm cả ibuprofen để hạ sốt cho con. Liều lượng cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dùng thêm các biện pháp hỗ trợ khác để giúp bé trên 6 tháng tuổi hạ sốt sau tiêm chủng:

– Lau người bằng nước ấm cho bé, chỉ từ 5-10 phút.

– Cho bé uống nhiều nước cũng là cách hạ nhiệt cơ thể đơn giản mà hiệu quả.

– Cho bé nghỉ ngơi nhiều để cơ thể con nhanh hồi phục, khỏe lại và hết sốt.

– Bố mẹ có thể lấy khăn nhũng nước ấm rồi vắt khô để chườm lên trán cho bé. Đây cũng là cách là đơn giản mà hiệu quả.

Lưu ý rằng, bố mẹ không dùng thuốc aspirin để hạ sốt cho bé sau tiêm chủng. Lý do là bởi loại thuốc này có thể tăng nguy cơ phát sinh hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp song nếu xảy ra sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra, bé bị sốt sau khi tiêm phòng nếu kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bố mẹ hãy đưa con ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị. Đồng thời, đến với Thu Cúc TCI, bố mẹ cũng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tận tình cách chăm sóc con sau tiêm tốt và phù hợp nhất với độ tuổi của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *