Ho gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị sớm bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về bệnh ho gà để bạn chủ động tìm hiểu, giúp phát hiện, điều trị và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Chủ động phát hiện và điều trị kịp thời ho gà ở trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân bệnh ho gà là do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp gây ra bệnh. Đây là loại vi khuẩn gram âm , dạng trực khuẩn. Chúng hay bám chặt vào lông mao đường hô hấp trên, giải phóng độc tố gây bệnh nhưng nó lại dễ bị chết dưới tác dụng của thuốc sát khuẩn thông thường.
Bệnh này dễ lây lan sang người khác qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với không khí, với đồ vật có chứa vi khuẩn gây bệnh, có thể do dịch tiết hoặc nước bọt của người bệnh để lại. Đối tượng mắc bệnh ho gà có thể ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ sơ sinh thường có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm do hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh kém.
Vi khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân gây ra ho gà ở trẻ.
2. Biểu hiện thường gặp bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Bệnh ho gà thường ở giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên sau đó các cơn ho gà sẽ xuất hiện liên tục thường về đêm, ngày càng nghiêm trọng với tiếng ho rít kèm theo trẻ thở hổn hển thì có khả năng là biểu hiện của ho gà.
– Thời kỳ ủ bệnh: thời kỳ này kéo dài khoảng 6-20 ngày, người bệnh thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt.
– Giai đoạn khởi phát: Khi mới phát bệnh sẽ có những triệu chứng khá giống với cảm lạnh thông thường như ho nhẹ, sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi. Vì giai đoạn này không có triệu chứng đặc trưng nên cha mẹ khó phân biệt và dễ dẫn đến chủ quan. Cuối giai đoạn này trẻ thường ho nặng lên thành cơn.
– Giai đoạn kịch phát: giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1-6 tuần với các triệu chứng đặc trưng sau:
+ Cơn ho: Đặc trưng của ho gà trẻ sẽ ho rũ rượi khó kìm hãm được, các cơn ho dài nối tiếp nhau. Nó thường xuất hiện đột ngột bất kỳ thời điểm nào một cách tự nhiên hoặc sau kích thích nhỏ. Điều này làm trẻ đỏ mặt, tím tái, buồn nôn, chảy nước mắt nước mũi và mệt do thiếu oxy sau mỗi cơn ho. Tần suất cơn ho thường khoảng 15 cơn/ngày trong 2 tuần đầu sau đó giảm dần.
+ Khạc đờm: Sau mỗi cơn ho, trẻ thường khạc đờm trắng, trong, kết dính như lòng trắng trứng. Trong đờm có chứa vi khuẩn gây bệnh và cũng là nguồn lây bệnh cho mọi người xung quanh nên cần vệ sinh thật kĩ khi trẻ ho ra đờm.
+ Thở rít: Trong mỗi cơn ho hoặc xen kẽ mỗi tiếng ho ở trẻ là tiếng thở rít (khi hít thở nghe tiếng rít như tiếng gà). Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có thể không nghe tiếng rít trong cơn ho mà thay vào đó xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn cần hết sức lưu ý.
+ Biểu hiện khác kèm theo: Ngoài các biểu hiện đặc trưng trên còn có các triệu chứng khác kèm theo như sốt, chảy máu cam, mặt và mi mắt nặng, xuất huyết kết mạc mắt, ran phế quản, lưỡi thè ra, mắt lồi…
– Giai đoạn hồi phục: Bước vào giai đoạn này cơn ho ngắn dần, tần suất ho giảm hẳn. Tuy nhiên, ho có thể còn tồn tại trong vài tuần sau đó hoặc tái diễn lại sau vài tháng gây ra viêm phổi.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ cho thấy bệnh đã trở nặng
Trẻ ho rũ rượi là biểu hiện thường gặp của ho gà .
3. Điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp tình trạng bệnh cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh ho gà khác nhau. Nếu trẻ bị ho gà nhẹ, không bị tím mặt, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường thì có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh nếu chẩn đoán bị ho gà nên đưa trẻ nhập viện để hỗ trợ thở oxy và điều trị đúng cách vì trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra biến chứng cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Để điều trị nguyên nhân nhằm loại bỏ mầm bệnh, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh như erythromycin, prednisolone, salbutamol… trước khi cơn ho xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét kết hợp thêm một số loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng co giật ở trẻ. Lưu ý, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ như thuốc an thần, thuốc giảm ho, long đàm, kháng sinh…mà không có chỉ định của bác sĩ.
4. Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì phụ huynh cần phải quan tâm đến các biện pháp hỗ trợ điều trị và cách phòng bệnh cho trẻ như sau:
– Vì bệnh ho gà có tính lây lan cao nên các bậc phụ huynh sau khi phát hiện trẻ bị bệnh nên cách ly trẻ, hạn chế tiếp xúc với nhiều người.
– Người trực tiếp chăm sóc trẻ cần vệ sinh sát khuẩn tay cũng như các dụng cụ tiếp xúc với người bệnh, tránh tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của trẻ.
– Không để trẻ bị lạnh, giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ họng, tay chân.
– Môi trường xung quanh trẻ sống phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời tránh các tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ như khói bụi, vi khuẩn, hóa chất…
– Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho trẻ nghỉ ngơi.
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ cho việc phục hồi bệnh của trẻ. Mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn đối với nhũ nhi hoặc bổ sung đủ nước, cho ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn từng ít và chia nhỏ nhiều bữa trong ngày đối với trẻ ở giai đoạn ăn dặm.
– Chăm sóc vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ cho trẻ. Đặc biệt là sau khi ho cần lấy khăn lau sạch đờm cho trẻ và có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
– Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh đó là duy trì tiêm phòng vắc- xin đầy đủ cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng ho gà từ tháng thứ 2 trở đi, các mũi tiếp theo tiêm vào tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả có thể tiêm nhắc lại khoảng trẻ 16 tháng tuổi và một mũi khác vào lúc trẻ 4 tuổi.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện viêm hô hấp trên ở trẻ và cách phòng ngừa bệnh?
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm hỗ trợ phục hồi ho gà ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh ho gà. Vì vậy, bạn cần chủ động quan sát các dấu hiệu của trẻ, kịp thời phát hiện và chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Hi vọng bài viết trên trang bị đủ kiến thức để giúp bạn chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho gà một cách hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.