Hội chứng lỵ ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới biến chứng nếu không được xử trí đúng cách. Bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể nhận biết đúng bệnh để chủ động xử trí và đưa trẻ đi khám kịp thời, bảo vệ sức khỏe trẻ toàn diện.
Bạn đang đọc: Hội chứng lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, nhận biết và xử trí đúng cách
1. Bệnh lỵ là gì?
Bệnh kiết lỵ hay còn được gọi là hội chứng lỵ, là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng đường ruột của trẻ dẫn tới tiêu chảy bất thường và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bệnh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và sự phát triển của trẻ.
Theo các chuyên gia, hội chứng lỵ là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan dễ dàng thông qua việc tiếp xúc với dịch chất thải hay quần áo, đồ dùng của trẻ mắc bệnh… Những trẻ sinh sống trong khu vực đang bùng phát dịch, nơi có nguồn nước. không khí ô nhiễm, ăn những thực phẩm kém vệ sinh, tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh… là những yếu tố tác nhân khiến trẻ dễ mắc hội chứng lỵ. Đặc biệt, do trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện sức đề kháng và cơ quan hệ tiêu hóa nên khi mắc bệnh mà không được xử trí đúng cách, trẻ có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
Lỵ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn tới tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây hội chứng lỵ ở trẻ thường là các loại vi khuẩn làm rối loạn tiêu hóa và tổn thương đường ruột như:
– E.Coli thể động lực
– Vi khuẩn Salmonella
– Vi khuẩn Shigella
– Vi khuẩn Campylobacter…
Chúng thường trí ngụ trong thực phẩm, đồ uống không an toàn thực phẩm hoặc đồ dùng không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dễ dàng mắc bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch, tiếp xúc với trẻ khác đang mắc bệnh hoặc động vật mang mầm bệnh trong người.
E.Coli, Salmonella, Shigella… là những tác nhân chính gây nên hội chứng lỵ ở trẻ em
3. Nhận biết hội chứng lỵ ở trẻ em
3.1. Lỵ trực khuẩn
Trẻ bị kiết lỵ trực khuẩn sẽ thường có các dấu hiệu như sau:
– Sốt cao liên tục
– Tiêu chảy nhiều lần
– Đau bụng
– Đi ngoài phân lỏng
– Người mệt mỏi
– Chán ăn
– Nôn mửa
– Quấy khóc…
3.2. Kiết lỵ amip
Trẻ bị kiết lỵ amip sẽ có các biểu hiện cha mẹ có thể nhận biết như sau:
– Sốt nhẹ hoặc không sốt
– Bụng đau quặn từng cơn
– Đi ngoài nhiều lần
– Phân kèm máu và dịch nhầy
– Nôn mửa
– Người mệt mỏi
– Chán ăn
– Quấy khóc…
Tìm hiểu thêm: Các bệnh thường gặp mùa đông ở trẻ em
Trẻ mắc bệnh lỵ thường bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày…
4. Biến chứng bệnh lý
Tuy phần lớn trẻ mắc lỵ đều có thể thuyên giảm và hồi phục sau khoảng vài ngày mắc bệnh. Nhưng cũng có không ít trường hợp tình trạng bệnh của trẻ tiến triển hoặc hoặc điều trị muộn, sai cách nên tiềm ẩn nguy cơ biến chứng:
– Mất nước: Tiêu chảy và nôn mửa kéo dài sẽ khiến trẻ rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.
– Áp xe gan: Tình trạng tổn thương gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng khiến gan có biểu hiện sưng mủ, hình thành các lỗ nhỏ và khiến chức năng gan giảm dần.
– Viêm khớp nhiễm trùng: Bệnh nhiễm trùng gây đau khớp trầm trọng ở trẻ, có thể xuất hiện thứ phát sau khi nhiễm trùng ở hệ tiêu hóa của trẻ và lan ra các khớp.
– Hội chứng tan máu urê huyết: Tình trạng viêm nhiễm và tổn thương các mạch máu nhỏ ở trong thận. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ mắc hội chứng lỵ do nhiễm trùng Shigella.
Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ, ngay khi trẻ có các biểu hiện mắc hội chứng lỵ, cha mẹ cần đưa con đi khám kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý để đưa ra các phương án xử trí kịp thời, nhanh chóng đầy lùi bệnh cho trẻ.
5. Nguyên tắc điều trị
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá sức khỏe của trẻ và làm các xét nghiệm (mẫu phân) để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với ký sinh trùng, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày, ruột để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới hội chứng lỵ ở trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và lên kế hoạch điều trị cụ thể cho bé.
5.1. Điều trị thể nhẹ
– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều kết hợp bổ sung nước, bù điện giải cho bé để tránh tình trạng mất nước.
– Bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, chuột rút cho bé.
– Lưu ý, trong quá trình điều trị cho trẻ, cha mẹ cần tránh cho bé uống thuốc làm chậm nhu động hoặc kích thích đường ruột vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh của bé nặng thêm.
5.2. Điều trị thể nặng
– Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phụ thuộc vào tình trạng và thể trọng của từng trẻ. Nếu vi khuẩn không kháng thuốc, bác sĩ có thể sử dụng Ampicilline với liều lượng 100mg/kg/ngày, chia 4 lần và cho trẻ uống trong 5 ngày. Nếu vi khuẩn kháng thuốc, bác sĩ có thể sử dụng Ciprofloxacine, Pefloxacine hoặc Ofloxacin để điều trị cho trẻ.
– Bệnh lỵ do Amip gây ra có thể điều trị bằng các loại thuốc diệt ký sinh trùng như Metronidazole hoặc Tinidazole theo chỉ định của bác sĩ.
– Bồi hoàn nước và điện giải cho rẻ bằng dung dịch oresol (ORS), cha mẹ nên cho trẻ uống sớm để giảm nguy cơ mất nước hoặc truyền dịch nếu mất nước điện giải nặng.
>>>>>Xem thêm: Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả ba mẹ nên biết
Điều trị hội chứng lỵ cho trẻ bằng việc sử dụng thuốc, bù nước… theo chỉ định của bác sĩ
6. Phòng ngừa hội chứng lỵ
Lỵ là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nhưng có thể chủ động phòng ngừa thông qua các biện pháp sau:
– Ăn chín, uống sôi, chọn thực phẩm lành mạnh, chế biến sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh thân thể cho trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi từ bên ngoài về, sau khi đi vệ sinh…
– Sử dụng nước sạch để uống, sinh hoạt và nên giữ gìn vệ sinh nguồn nước công cộng.
– Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần cách ly ngay với trẻ khác và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp.
– Cho trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý và kiểm soát sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về hội chứng lỵ ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ để chủ động phòng tránh và xử trí đúng cách khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh. Nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ nhi khoa chuyên môn cao để khám và điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.