Trẻ 6 tuổi biếng ăn lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, để cải thiện tình trạng biếng ăn, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi biếng ăn và cách cải thiện
1. Những nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi bị biếng ăn là gì?
Trẻ biếng ăn là tình trạng mà trẻ ăn ít hơn so với bình thường hoặc trẻ ngậm khi ăn, thậm chí là bỏ bữa. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ 6 tuổi biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý:
1.1 Trẻ 6 tuổi biếng ăn do phương pháp chăm sóc thiếu khoa học
Phương pháp chăm sóc thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn:
– Bố mẹ ép trẻ ăn: Đây là tình trạng phổ biến nhất hiện nay, việc ép trẻ ăn thật nhiều với suy nghĩ sai lầm rằng sợ trẻ đói, trẻ thiếu chất. Tuy nhiên, việc ép trẻ ăn chỉ khiến trẻ sợ hãi và dẫn đến tình trạng trẻ sợ bị ăn và lâu dài dẫn đến biếng ăn một cách trầm trọng.
– Thực đơn ăn của trẻ không phong phú, đa dạng: Việc ăn một món hay cùng 1 cách chế biến trong nhiều ngày khiến trẻ chán ăn và lượng thức ăn không ăn được nhiều.
– Cha mẹ không bổ sung chất xơ đầy đủ trong khẩu phần ăn: Chất xơ có tác dụng kích thích khẩu vị khiến trẻ ăn ngon miệng do vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý.
– Việc xây dựng thực đơn không khoa học, thiếu hụt các vitamin như: kẽm, sắt, chất xơ trong đó kẽm là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp tình trạng biếng ăn được cải thiện. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều gây dư thừa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
– Bên cạnh đó, có nhiều gia đình cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn cơm là là nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi bị biếng ăn. Việc trẻ ăn vặt, đặc biệt là sử dụng các loại bánh ngọt, bim bim, kem sữa sẽ khiến tăng mức đường trong máu, khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, không muốn ăn dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Trẻ biếng ăn là tình trạng mà trẻ ăn ít hơn so với bình thường hoặc trẻ ngậm khi ăn, thậm chí là bỏ bữa
1.2 Trẻ 6 tuổi biếng ăn do bệnh lý
Trẻ mắc một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn của trẻ. Các bệnh lý có thể kể đến như:
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, đau bụng, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, táo bón… Trẻ mắc các bệnh này sẽ có hiện tượng mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Bên cạnh đó, khi trẻ 6 tuổi, sự thay răng sẽ bắt đầu diễn ra với việc mọc răng số 6, trong thời kỳ mọc răng cũng sẽ ăn kém, các vết thương sẽ khiến cho trẻ khó chịu khi trẻ nhai hoặc nuốt thức ăn.
1.3 Trẻ biếng ăn do tâm lý
Nhiều cha mẹ hay có thói quen cho thuốc vào thức ăn của trẻ khi trẻ bị ốm. Tuy nhiên, chỉ vài lần trẻ sẽ có tâm lý cảnh giác và sợ hãi nên lâu dần hình thành cảm giác sợ bị ăn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn 1 số nguyên nhân khá phổ biến khác nữa là do tình trạng trẻ sử dụng các thiết bị xem tivi, điện thoại nhiều. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn. Đây là thói quen không tốt, do đó cha mẹ cần hạn chế và tìm cách khắc phục tình trạng trên.
Khi trẻ 6 tuổi, việc thay răng sẽ bắt đầu diễn ra với việc mọc răng số 6, trong thời kỳ mọc răng cũng sẽ ăn kém, các vết thương sẽ khiến cho trẻ khó chịu khi trẻ nhai hoặc nuốt thức ăn.
2. Bí quyết giúp trẻ 6 tuổi cải thiện tình trạng biếng ăn
Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần tham khảo và áp dụng những phương pháp sau đây:
– Cho bé ăn khi thật đói: Bạn hãy chọn thời điểm trẻ đói bởi đây là thời điểm mà trẻ sẽ ăn ngon và được nhiều nhất.
– Khi trẻ biếng ăn, bạn hãy chia nhỏ các bữa ra trong một ngày: Nếu trẻ không ăn nhiều trong một bữa, cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa trong ngày để trẻ vẫn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng một cách tốt nhất, lưu ý trong bữa ăn, hãy tôn trọng nhu cầu ăn của con, không ép con ăn quá nhiều trong bữa ăn.
– Cần hạn chế đồ ăn vặt: Trẻ ăn vặt sẽ có cảm giác ngang bụng và chán ăn, bỏ bữa. Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt đặc biệt là trước các bữa ăn.
– Chú ý về cách bày trí và trang trí đồ ăn: Trẻ có xu hướng thích thú và bị hấp dẫn bởi những đồ ăn nhiều màu sắc cũng như trang trí hấp dẫn. Cha mẹ có thể trang trí các món ăn đẹp cũng như tạo ra hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
– Đa dạng và phong phú thực đơn cho trẻ: Việc đa dạng thực đơn cho trẻ sẽ khiến trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn.
– Cho trẻ cùng tham gia vào việc nấu ăn: Trẻ 6 tuổi có thể cùng tham gia chuẩn bị đồ ăn và nấu bữa ăn cùng cha mẹ. Điều này không chỉ khiến bé thích thú mà còn giúp tăng gắn kết tình cảm gia đình. Đặc biệt, lúc này trẻ sẽ hứng thú với việc ăn thức ăn do chính mình tham gia chuẩn bị.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện Cúm A và cách phân biệt với cúm thường
Cha mẹ có thể trang trí các món ăn đẹp cũng như tạo ra hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
3. Một số lưu ý cha mẹ cần tránh để trẻ không bị biếng ăn
Khi trẻ đã có thể ăn uống bình thường, thoát khỏi tình trạng biếng ăn thì cha mẹ cũng cần lưu ý thay đổi các thói quen xấu để tránh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ như:
– Không để trẻ vừa ăn vừa uống vì sẽ làm cho trẻ nhanh no và gây ra tình trạng biếng ăn.
– Tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc sử dụng điện thoại.
– Không cho trẻ ăn vặt trước những bữa ăn chính.
– Hạn chế uống sữa ngay sau các bữa ăn chính.
>>>>>Xem thêm: Suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân
Để tránh tình trạng biếng ăn cha mẹ cần tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc sử dụng điện thoại.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ phần cải thiện được tình trạng trẻ 6 tuổi biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trong trường hợp cha mẹ áp dụng tất cả các cách mà trẻ vẫn biếng ăn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.