Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là gì? Trẻ bị viêm phổi có nguy hiểm không? Trẻ mắc viêm phổi có cần đi khám không? Trẻ mắc viêm phổi kèm triệu chứng ho nhiều bố mẹ có cần cho con nhập viện không? Mời bố mẹ xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm phổi ở trẻ.

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Trẻ bị viêm phổi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều ba mẹ 

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì, có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phổi thì có nguy hiểm không? Đây hiện là thắc mắc của không ít bố mẹ.

Trước tiên, bố mẹ có thể hiểu viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi của bé. Nguyên nhân là do vi khuẩn hay virus bị mắc kẹt trong cơ quan phổi rồi sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Đôi khi, bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ngay sau khi bé vừa trải qua một đợt ho hay đợt cảm cúm.

Về mức độ nguy hiểm của bệnh này thì nhiều số liệu đã cho viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Các đối tượng trẻ nhỏ dễ mắc viêm phổi có thể kể tới như:

– Trẻ bị sinh non, nhẹ cân;

– Trẻ dưới 1 tháng sau sinh;

– Trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ;

– Trẻ bị mắc các bệnh như: tim bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay dị dạng đường hô hấp;

– Trẻ không có điều kiện nuôi dưỡng tốt, môi trường nhiều ô nhiễm, khói bụi;

– Các bé có cơ địa dị ứng và mẫn cảm.

2. Những dấu hiệu nhận biết giúp bố mẹ sớm phát hiện con bị viêm phổi

Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về dị ứng ở trẻ em để xử trí đúng cách

Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Những dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có ý nghĩa to lớn. Bởi khi này các triệu chứng mới ở mức nhẹ, dễ điều trị hơn và cũng nhanh khỏi hơn. Đặc biệt, bệnh viêm phổi khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong cho bé. Dưới đây là những dấu hiệu dễ quan sát và nhận biết bé có thể đã mắc viêm phổi:

2.1. Bé bị viêm phổi có triệu chứng viêm long đờm hô hấp trên

Khi bé xuất hiệu các triệu chứng viêm long đờm hô hấp trên, bố mẹ nên nghĩ đến khả năng con có thể đã bị viêm phổi. Cụ thể hơn, các dấu hiệu, triệu chứng viêm long đờm hô hấp trên có thể kể tới như:

– Bé ho ngày càng nhiều. Một vài ngày đầu bé ho ít, nhưng sau đó ho nhiều và tình trạng nặng dần. Các cơn ho kéo dài hơn, ho kèm đờm, xuất hiện triệu chứng sốt vừa rồi đến sốt cao.

– Bé bị chảy nước mũi. Triệu chứng này cũng có chiều hướng ngày càng nặng, từ chảy ít đến chảy nhiều.

– Bé thở rít hoặc thở khò khè. Triệu chứng này khiến bé khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc rồi bỏ ăn, bỏ bú.

2.2. Bé bị viêm phổi có hiểu hiện thở nhanh

Thở nhanh là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bênh viêm phổi. Do đó khi trẻ có dấu hiệu thở nhanh, bố mẹ hoàn toàn có thể nghi ngờ con đã bị viêm phổi.

Để kiểm chứng trẻ có thật sự thở nhanh hay không, mẹ có thể áp dụng cách đếm nhịp thở của con. Cách đếm như sau: Mẹ cho bé nằm yên rồi đếm nhịp di dộng của lồng ngực (hoặc bụng) trong đúng 01 phút.

Trẻ được coi là thở nhanh khi:

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp di động của lồng ngực > 60 lần/phút;

– Trẻ 2 – 12 tháng tuổi có nhịp di động của lồng ngực > 50 lần/phút;

Ngoài ra, trẻ khi thở nhanh còn có biểu hiệu rút lõm lồng ngực, tức là cố gắng sức thở. Nhiều trẻ còn có thêm kiểu hiện thở cánh mũi phật phồng, thở rên…

Trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng tím tái quanh môi, đầu ngón chân, tay, thậm chí là tím tái toàn thân. Nguyên nhân là do bé bị thiếu oxy.

3. Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi thường gặp:

– Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nguyên nhân phổ biến khiến bé mắc viêm phổi là do các tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, kí sinh trùng, nấm, virus, HiB… Các tác nhân này có thể từ môi trường hoặc từ mẹ truyền sang trong quá trình mang thai.

– Đối với trẻ trên 5 tuổi, bé thường mắc viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, nfluenza virus, Adenovirus hay Chlamydia pneumoniae gây nên.

– Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi ở trẻ. Lý do là khi hệ miễn dịch của bé yếu hay chưa hoàn thiện, các yếu tố bên ngoài rất dễ xâm nhập và gây bệnh.

– Điều kiện môi trường ô nhiễm hay vệ sinh kém cũng có thể khiến trẻ mắc viêm phổi. Bởi đây là môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh trú ẩn và sẵn sàng xâm nhập cơ thể bé bất cứ lúc nào.

4. Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có phải nhập viện ngay không?

Trẻ bị viêm phổi là đối tượng rất dễ xảy ra biến chứng và biến chứng rất nhanh. Do đó, nếu bé bị viêm phổi kèm theo biểu hiện ho nhiều bất thường, bố mẹ nên cho con nhập viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp trẻ viêm phổi có hiểu hiện rút lõm lồng ngực, quấy khóc nhiều, biếng ăn, bố mẹ cũng nên cho con nhập viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị.

Riêng các bé dưới 5 tuổi mắc viêm phổi, nếu có biểu hiện dưới đây bố mẹ cần đưa con cấp cứu gấp:

– Bé dưới 2 tháng bỏ bú, kém ăn kèm triệu chứng co giật, ngủ li bì, thở khò khè hay cơ thể có dấu hiệu tím tái…

– Bé từ 2 – 5 tuổi chán ăn, bỏ bữa nhiều, xuất hiện triệu chứng co giật, ngủ li bì, thở có tiếng rít.

Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

>>>>>Xem thêm: Tư vấn: Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay khi con có biểu hiện mắc viêm phổi

Như vậy, trẻ bị viêm phổi là một bệnh nghiêm trọng, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi con có dấu hiệu viêm phổi, bố mẹ có thể cho đến Thu Cúc khám ngay. Tại đây, con sẽ được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong thời gian bị bệnh, bố mẹ cũng phải quan sát, theo dõi con liên tục. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ cần cho con nhập viện hoặc cấp cứu ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *