Trẻ bị nổi mẩn ở mặt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Hiện tượng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể trẻ bị chàm sữa, nhiễm nấm, hoặc rôm sảy, mụn nhọt, dị ứng. Khi bé gặp hiện tượng này, mẹ nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho con, hãy đọc thông tin trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mẩn ở mặt: nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt
Bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt vì nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến gây ra hiện tượng này mà mẹ nên chú ý.
1.1. Chàm sữa khiến trẻ bị nổi mẩn ở mặt
Chàm sữa là dạng bệnh ngoài da phổ biến với những trẻ sơ sinh nhất là với những bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt.
Chàm sữa được biết đến là hiện tượng viêm da mạn tính và không lây nhiễm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dễ mắc phải bệnh này nếu trong gia đình có người đã từng có tiền sử bị chàm hoặc có cơ địa dễ dị ứng. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh chàm sữa để mẹ phát hiện ở con là bị các mụn đỏ và sau đó chuyển biến thành mụn nước. Sau đó, các nốt này có thể đóng thành từng vảy và khô ráp trên bề mặt da bé.
Chàm sữa là dạng bệnh ngoài da phổ biến với những trẻ sơ sinh nhất là với những bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt.
1.2. Bé bị rôm sảy
Hiện tượng này thường hay xảy ra vào các ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao, khiến trẻ bị nổi mẩn. Ngoài vùng da mặt, các nốt mẩn đỏ sẽ thường mọc xung quanh những vùng có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động điển hình như cổ, nách, bẹn.
1.3. Trẻ bị mụn nhọt cũng là tác nhân gây nổi mẩn
Mụn nhọt là hiện tượng phổ biến ở người lớn nhưng trẻ nhỏ hoàn toàn vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Cơ thể trẻ có thể xuất hiện nốt mụn riêng lẻ ở mặt và khắp cơ thể và sau đó sưng to dần. Trường hợp trẻ bị năng còn có cả dịch vàng (mủ) kèm theo các nốt mụn. Khi đó, mẹ tuyệt đối không làm vỡ các nốt mụn vì có thể gây nhiễm trùng và để lại vết thâm trên da của trẻ.
1.4. Nhiễm nấm Candida khiến trẻ bị nổi mẩn ở mặt
Khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, nhiều khả năng bé đang bị nhiễm nấm Candida. Ở trẻ nhỏ, nấm Candida không chỉ nổi trên da mặt mà chúng còn hay lan ra rất nhiều các bộ phận khác như trong khoang miệng, da tay, chân, lưng, cổ,…
Nếu bé bị nấm Candida, mẹ sẽ thấy người bé có nhiều đốm trắng ngà, nổi ửng đỏ lên da. Ở mặt, má, loại nấm này sẽ phát triển rất nhanh nên các phụ huynh đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, loại nấm này sẽ sinh sôi nảy nở trong điều kiện môi trường ẩm thấp.
1.5. Dị ứng khiến bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt
Mặt trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ hoàn toàn có thể bé đang bị dị ứng. Một trong các loại dị ứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là dị ứng thời tiết. Hiện tượng này hay xảy ra vào những ngày khí hậu thay đổi, giai đoạn chuyển mùa.
Ngoài dị ứng thời tiết, do da trẻ nhạy cảm nên cũng có thể bị dị ứng từ các yếu tố khác như phấn hoa, lông động vật, thuốc kháng sinh làm cho bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả dứt điểm
Ở trẻ nhỏ, nấm Candida không chỉ nổi trên da mặt mà chúng còn hay lan ra rất nhiều các bộ phận khác như trong khoang miệng, da tay, chân, lưng, cổ,…
2. Lời khuyên cho mẹ khi con bị nổi mẩn đỏ trên mặt
2.1. Vệ sinh da cho bé thường xuyên
Nhiều phụ huynh có ý nghĩ sai lầm khi thấy trẻ bị nổi mẩn hạn chế cho bé tiếp xúc với nước, không vệ sinh da cho con vì sợ lở loét, nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc để da bé bị bẩn lại là tác nhân gây bội nhiễm nhiều nhất. Do đó, khi trẻ bị bệnh bố mẹ vẫn nên vệ sinh da bình thường cho bé, chỉ cần lưu ý về dụng cụ vệ sinh cần đảm bảo sạch sẽ, sử dụng nước ấm và thao tác nhẹ nhàng trên da của trẻ. Phụ huynh nên thay bỉm, thay quần áo mỗi ngày cho bé, tắm rửa cho con hạn chế dùng xà phòng trong giai đoạn này.
>>>>>Xem thêm: 5 Biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em phổ biến nhất
Khi trẻ bị nổi mẩn ở trên mặt, bố mẹ nên thực hiện vệ sinh da cho bé hàng ngày để tránh nguy cơ bị bội nhiễm
2.2. Cho bé đi khám bác sĩ da liễu
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, trong những ngày mới phát hiện ra bệnh, mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị. Việc này giúp mẹ tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến trẻ bị nổi mẩn từ đó bác sĩ kê đơn thuốc và có phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh của trẻ.
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nhất là dạng thuốc bôi khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân con bị bệnh là gì. Việc đoán con bị dị ứng, nóng trong người gây ra hiện tượng nổi mẩn rồi tự ý mua thuốc bôi cho bé sẽ vô tình làm hiện tượng nổi mẩn ngày càng nghiêm trọng và xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
2.3. Hạn chế các tác nhân có nguy cơ làm da bé thêm tổn thương
Khi bị nổi mẩn đỏ trên mặt, bé sẽ hay có xu hướng gãi. Đây là một trong những tác nhân làm tình trạng viêm da, nổi mẩn ngày càng trầm trọng hơn vì vi khuẩn từ tay sẽ tiếp xúc trực tiếp lên da của bé. Bố mẹ hãy thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, kèm theo đeo bao tay để hạn chế tình trạng này. Thêm vào đó, bố mẹ nên chú ý hơn trong việc lựa chọn quần áo cho con, nên chọn vải mềm và thoáng mát để dễ thấm, hút mồ hôi, hạn chế viêm da. Ngoài ra, phụ huynh nên giữ môi trường sống xung quanh trẻ thật trong lành. Khói bụi, chất hóa học, lông động vật, phấn hoa,… đều là chất dễ kích ứng da ở trẻ nhỏ.
Da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng nên rất dễ bị kích ứng, trẻ bị nổi mẩn đỏ nhất ở trên mặt, da tay. Việc trẻ bị nổi mẩn đỏ có nhiều loại khác nhau, do đó cha mẹ cần chú ý đến những triệu chứng bệnh để biết cách điều trị thích hợp. Cách an toàn nhất là phụ huynh nên đưa con đi thăm khám tại các khoa da liễu để có phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của con.
Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm thông tin về các loại bệnh trẻ nhỏ thường gặp bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.