Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do một hoặc nhiều các nguyên nhân khác gây ra. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm cách giải quyết triệt để để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm là gì?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi khóc vào ban đêm. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu mà cha mẹ cần hết sức lưu ý:

1.1 Trẻ 2 tuổi quấy đêm do bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi, nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa thực sự hợp lý. Nhiều cha mẹ vì quá lo lắng trẻ nhẹ cân nên cho con ăn quá no hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể của trẻ chưa thể hấp thụ hoặc tiêu hóa. 

Chính vì lý do này khiến cho thức ăn mà trẻ ăn chưa kịp tiêu hóa và ứ đọng lại trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc và trẻ hay quấy khóc về ban đêm. 

1.2 Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do do đói

Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi là thời điểm phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Đây chính là giai đoạn 3 năm đầu đời mà cha mẹ cần phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Bởi lúc này trẻ thường ăn nhiều và có nhu cầu dinh dưỡng tăng theo thời gian. Đặc biệt, nếu ngày nào mà trẻ hoạt động quá mức thì ngày đó trẻ sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn. 

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

1.3 Trẻ quấy khóc do có vấn đề về thần kinh

Hệ thần kinh của trẻ nhỏ rất non nớt và dễ bị căng thẳng. Do đó, chúng dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi đến từ môi trường xung quanh. Do đó, khi trẻ bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó chính là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Trẻ 2 tuổi luôn học hỏi và khôn lớn qua việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cần phải có thời gian để trẻ có thể làm quen dần. Đôi khi, trẻ cũng sẽ gặp các vấn đề khó khăn trong việc tiếp nhận các kích thích từ ánh sáng, tiếng ồn cho đến việc nhiều người ẵm bồng, ru, bế…

1.4 Trẻ quấy khóc do do thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ hay khóc đêm, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bé khi sinh ra đã được các bố mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D nên tỷ lệ trẻ thiếu vitamin D thường không cao.

Nếu trẻ hay thức giấc vào ban đêm và đòi ăn, uống nước thì rất có thể trẻ bị đói hoặc khát nước. Để giải quyết tình trạng trên, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 bữa nhẹ trước khi đi ngủ, có thể là sữa tươi, sữa chua, phô mai. 

1.5 Trẻ quấy khóc đêm do tè dầm

Trẻ ở mốc 2 tuổi vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện. Do đó, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ 2 tuổi bị gián đoạn giấc ngủ.

Một số trẻ có thể vẫn tiếp tục ngủ tiếp (vì nghĩ đó là mơ), tuy nhiên sẽ có trẻ thức dậy và quấy khóc. Đây là hiện tượng được xem là phổ biến và bình thường ở độ tuổi này. 

Nếu trẻ khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau dọn và thay quần để con có thể đi ngủ tiếp. Tránh việc quát mắng, trách phạt sẽ gây ảnh hưởng tâm lý và khiến trẻ khó ngủ lại. 

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ hay khóc đêm, ngủ không sâu giấc

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm 

Sau đây là sẽ là một số kinh nghiệm khi bé 2 tuổi quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện tình trạng cho con mình.

2.1 Tạo thói quen về lịch trình giấc ngủ của con

Bí quyết giúp cho trẻ ngủ ngon giấc đó chính là cha mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt về thời gian ngủ. 

Cha mẹ hãy dạy cho bé phân biệt “ngày chơi, đêm ngủ” bằng cách: 

– Ban ngày, cha mẹ khuyến khích cho trẻ ban ngày tham gia các hoạt động vui chơi, nói chuyện để kích thích bé tập trung đi ngủ vào buổi tối. 

– Nếu chưa đến thời gian ngủ mà trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như: mắt nhìn chăm chăm về 1 phía, dụi mắt, lim dim, ngáp… cha mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn.

– Ban đêm nếu bé đi ngủ mà tự dưng thức dậy đòi uống sữa, cha mẹ nên vỗ về trẻ. Ta không nên bật đèn để trẻ nhận thức được đây là thời gian ngủ.

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu chưa đến thời gian ngủ mà trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hãy vỗ về giúp bé thư giãn

2.2 Thiết lập giờ ngủ vào một khung giờ cố định

Cha mẹ nên nên thiết lập cho trẻ một giờ ngủ có định . Qua đó, bé có thể nhận thức được thời điểm mà mình cần đi ngủ. 

Bên cạnh đó, kết hợp các hoạt động cũng giúp trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn:

– Trước khi trẻ ngủ, giảm dần các hoạt động vui chơi, nô đùa.

– Tắm và massage cho trẻ.

– Âu yếm, vỗ về và chúc bé ngủ ngon.

– Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ. 

– Cho trẻ nghe nhạc nhẹ hoặc hát ru.

2.3 Lựa chọn không gian ngủ phù hợp

Môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của trẻ. Do đó, mẹ cần thường xuyên lau chùi chỗ ngủ của bé cho sạch sẽ. Một không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải sẽ là tiêu chí hàng đầu.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đặt đồ vật mà bé yêu thích bên cạnh bé. Điều này để bé có cảm giác an toàn. 

Nếu bạn đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ 2 tuổi vẫn quấy khóc về ban đêm thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được siêu âm thóp hoặc điện não đồ để có thêm kết quả và có phương án điều trị thích hợp. 

Đặc biệt, khi đi khám, cha mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng của con. Từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. 

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi đi khám, cha mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng của con để đưa ra phương án điều trị phù hợp

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con. Vì thế, trẻ cần được đảm bảo giấc ngủ đúng giờ giấc. Trẻ quấy khóc về đêm sẽ gây ra các rối loạn về thần kinh. Đồng thời, tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên xấu đi.

Quá trình nuôi trẻ khá vất vả gian nan. Cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và hiểu biết về sự phát triển của trẻ. Việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân khiến cho trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm sẽ giúp có cách khắc phục. Từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *