Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa ngay đến bác sĩ

Bệnh cảm lạnh ở trẻ là gì? Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cho thấy bố mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay? Trẻ bị cảm lạnh nên điều trị thế nào an toàn, hiệu quả? Bố mẹ có thể phòng tránh cảm lạnh cho con bằng cách nào? Mọi thắc mắc về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa ngay đến bác sĩ

1. Trẻ bị cảm lạnh do đâu?

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh là những điều bố mẹ cần quan tâm để chăm sóc con đúng cách, an toàn. Nhưng trước tiên, để hiểu hơn về bệnh này, bố mẹ nên nắm được bệnh cảm lạnh ở trẻ là gì và nguyên nhân do đâu.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa ngay đến bác sĩ

Trẻ bị cảm lạnh do đâu?

Cảm lạnh ở trẻ là một bệnh do virus gây ra. Có tới hơn 200 loại virus có thể gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ, song thủ phạm phổ biến nhất là do virus Rhinovirus.

Trẻ có thể bị cảm lạnh vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, trẻ dễ mắc cảm lạnh nhất là vào mùa thu, mùa đông, thời điểm giao mùa hay những khi thời tiết thay đổi đột ngột là mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Các bé có hệ miễn dịch không tốt cũng hay mắc cảm lạnh so với các bạn đồng trang lứa.

2. Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần biết

Khi trẻ mắc cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên rất dễ thấy là trẻ có biểu hiện đau họng, sổ mũi, hơi ho và cơ thể mệt mỏi. Ban đầu, trẻ xuất hiện triệu chứng đau họng và hơi ho, do chất nhầy tích dụ. Sau khi triệu chứng đau họng giảm đi, nước mũi hình thày rồi chảy dịch từ mũi xuống họng.

Tiếp đó, khi bệnh cảm lạnh nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như: chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt xì, đau họng, ho, cơ thể mệt mỏi… Một số trẻ có thể còn lên sốt nhẹ hoặc tiêu chảy, nôn mửa.

Ở những ngày đầu bị cảm lạnh, vì cơ thể mệt mỏi, khó chịu nên trẻ có thể thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc. Vài ngày sau, khi chất nhầy ở mũi của trẻ đặc lại, cơ thể bé cảm thấy dễ chịu hơn, bé sẽ bớt quấy khóc.

Tất cả các dấu hiệu, triệu chứng kể trên đều là những biểu hiện bình thường mà hầu hết trẻ mắc cảm lạnh đều gặp phải. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó chỉ cần quan tâm, chăm sóc con đúng cách để bé mua khỏe lại bình thường.

3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị cảm lạnh cần đi khám bác sĩ ngay

Trẻ bị cảm lạnh cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn gây biến chứng khôn lường. Do đó, khi con bị cảm lạnh kèm theo những dấu hiệu trở nặng bất thường, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa ngay đến bác sĩ

Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đi khám bác sĩ ngay

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bố mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời:

– Trẻ sốt cao, nôn mửa, ho khan, ớn lạnh và run rẩy… Các biểu hiện này xuất hiện vài ngày nhưng không hề có dấu hiện giảm xuống.

– Trẻ xuất hiện các biểu hiện của suy hô hấp, cơ thể mệt mỏi cực độ…

– Trẻ mắc cảm lạnh có bệnh nền hen suyễn, tiểu đường hay các bệnh mạn tính khác. Trường hợp này bé chỉ cần xuất hiện triệu chứng mắc cảm lạnh thì bố mẹ đã nên đưa con đi khám bác sĩ. Mục đích để bé có được cách điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

– Trẻ sốt nhẹ (dưới 102 độ F) kèm các triệu chứng ho ra chất nhầy, khó thở hay thở nhanh, cơ thể mệt mỏi… Rất có thể bé đã biến chứng thành bệnh cúm hay viêm phổi. Bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng khôn lường.

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ cảm lạnh tại nhà đúng cách, chưa cần dùng thuốc

Thông thường, trẻ mắc cảm lạnh có thể tự khỏi sau 4-10 ngày bị bệnh. Do đó, bố mẹ chỉ cần chăm sóc con tại nhà đúng cách và không cần sử dụng thuốc.

Dưới đây là những gợi ý giúp bố mẹ chăm con bị cảm lạnh tại nhà an toàn, mau khỏe lại:

– Bù nước và điện giải cho trẻ. Bé mắc cảm lạnh hay ra mồ hôi, nôn trớ dẫn tới bị mất nước. Vì thế bố mẹ nên bổ sung nước và điện giải cho con. Bố mẹ có thể cho con uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Giúp con giảm các triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng thuốc. Cụ thể:

+ Giảm ho cho bé bằng nước cốt chanh và mật ong pha loãng;

+ Hạ sốt cho bé bằng chườm khăn ấm, cho con mặc đồ thoáng mát. Trường hợp con sốt trên 38.5, bố mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ;

+ Sử dụng máy hút mũi chuyên dụng cho trẻ nhằm giúp bé dễ thở và dễ chịu hơn.

– Vệ sinh cho trẻ đúng cách. Hằng ngày, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tắm cho trẻ phải dùng nước ấm.

– Cho con nghỉ ngơi nhiều để sức khỏe bé nhanh hồi phục.

– Hạn chế cho con ra ngoài. Bố mẹ nên ưu tiên cho con nghỉ và chơi trong phòng. Nếu vào mùa lạnh, bố mẹ cần chú ý giữ cho con đủ ấm để tình trạng bệnh của bé không trở nặng hơn.

– Chia nhỏ bữa ăn với các món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp…

5. Lưu ý khi bố mẹ dùng thuốc điều trị cảm lạnh cho con

Trường hợp trẻ bị cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con dùng thuốc mà phải cho bé đi khám bác sĩ ngay. Đồng thời chỉ cho con uống thuốc theo đúng đơn kê và liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Bên cạnh việc cho con uống thuốc đầy đủ, bố mẹ cũng cần để quan sát con cẩn thận. Bé vẫn phải được vệ sinh đúng cách, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để sớm hồi phục và khỏi bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa ngay đến bác sĩ

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt nên ăn gì? 9 loại thực phẩm tốt cho trẻ bị sốt

Bố mẹ nên cho con đi khám định kỳ để giữ sức khỏe tốt, hạn chế cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh trẻ nhỏ rất hay mắc phải. Một trẻ có thể mắc bệnh cảm lạnh nhiều lần mỗi năm. Để hạn chế bệnh cảm lạnh ở trẻ, bố mẹ nên chăm sóc, bảo vệ con cẩn thận vào mùa lạnh hay mỗi khi thời tiết thất thường, giao mùa. Hoặc cách khác, bố mẹ nên duy trì cho con khám sức khỏe định kỳ tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Vừa nắm được sức khỏe của con vừa đảm bảo con được phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Trên đây, bài viết đã giải đáp đến bố mẹ những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cần đưa đi khám bác sĩ và những thông tin cần biết về bệnh cảm lạnh. Hy vọng bài bài viết đã cung cấp tới bố mẹ những thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *