Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

Trẻ bị sốt và chướng bụng là vấn đề hay gặp ở bất cứ đứa trẻ nào. Sốt cao, chướng bụng, khó tiêu khiến trẻ trở nên khó chịu, mệt mỏi, không chịu ăn uống do hoạt động của đường tiêu hóa không ổn định. Do đó, rất nhiều bậc phụ huynh đau đầu, không biết nên cho trẻ ăn gì, uống gì và làm cách nào để giúp bé cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cực hữu ích cho mẹ xử trí khi trẻ bị sốt kèm theo chướng bụng.

Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

1. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt và đầy bụng mẹ nên biết

1.1 Cháo

Cháo là món ăn hàng đầu trong danh sách mẹ nên cho bé ăn khi trẻ bị sốt, chướng bụng, đầy hơi. Cháo có tác dụng hạ nhiệt nhanh, dễ tiêu hóa rất tốt cho tình trạng sốt và đầy hơi ở trẻ. Mẹ có thể kết hợp với cháo với các loại thịt, hải sản, rau củ quả như khoai tây, cà rốt,… để thay đổi khẩu vị cho bé.

Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

Cháo có tác dụng hạ nhiệt nhanh, dễ tiêu hóa rất tốt cho tình trạng sốt và đầy hơi ở trẻ

1.2 Trái cây rất tốt khi bé bị đầy hơi

Khi trẻ bị sốt, đầy bụng, khó tiêu, mẹ nên bổ sung khẩu phần ăn cho trẻ ăn nhiều trái cây, trong đó nên ưu tiên dùng loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, nho… và hạn chế những loại trái có tính axit nhiều như cam, quýt, bưởi.

Trái cây giàu vitamin, nhiều chất xơ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách tốt hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Mẹ có thể cho con ăn vào các bữa phụ, gọt ăn trực tiếp hoặc ép nước, xay sinh tố để thay đổi khẩu vị cho con.

1.3 Đạm động vật cần thiết cho trẻ bị sốt và chướng bụng

Những loại thực phẩm như thịt gà, trứng, thịt,… thuộc nhóm đạm động vật giúp trẻ dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều chất đạm, tốt cho quá trình hồi phục sau khi ốm dậy và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

1.4 Các loại rau củ

Các loại rau củ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Rau củ cần được nấu chín như canh, súp hoặc xào… Mẹ nên tuyệt đối chú ý không cho trẻ ăn rau sống và cần tránh một số loại rau củ có thể làm chứng khó tiêu của trẻ trầm trọng hơn như bắp cải, cà tím,…

Tìm hiểu thêm: Trẻ quấy khóc trước khi ngủ: lý do và cách khắc phục

Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

Trẻ bị sốt và chướng bụng, mẹ nên bổ sung các loại rau của quả vào bữa ăn hàng ngày

1.5 Bổ sung gia vị vào món ăn khi trẻ bị sốt và chướng bụng

Trong khi chế biến món ăn cho bé, mẹ hãy sử dụng loại gia vị có lợi cho tiêu hóa. Chẳng hạn như nghệ, gừng, tỏi, hẹ… Đây là những loại gia vị phổ biến với khả năng sát khuẩn, chống viêm tốt. Đồng thời có thể điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Từ đó việc phòng trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu sẽ hiệu quả hơn.

Mẹ nên cân nhắc về liều lượng các gia vị cũng như là cách chế biến sao cho phù hợp với các loại gia vị trong khẩu phần ăn cho bé nhà mình.

1.6 Nước lá tía tô

Nước tía tô là loại nước cần cho trẻ lúc này, bởi theo Y học cổ truyền, lá tía tô có tác dụng giải độc, và cải thiện triệu chứng đầy bụng khó chịu ở trẻ. Mẹ hãy dùng lá tía tô được rửa sạch với muối, giã nhỏ, pha với 1 ít nước lọc. Sau khi lọc nước thì cho bé uống hàng ngày. Trước khi uống, để đảm bảo đường ruột cho bé mẹ có thể làm nóng bằng cách hấp cách thủy.

Ngoài ra, trẻ uống nhiều nước lọc mỗi ngày cũng là giải pháp hữu hiệu để cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, khi uống nhiều nước, cơ thể không bị mất nước khi trẻ bị sốt. .

1.7 Gừng, chanh pha mật ong

Nhờ khả năng trung hòa các enzyme gây khí có trong thực phẩm nên gừng là loại gia vị để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Kết hợp với nước chanh, mật ong là thức uống khá tốt cho trẻ bị sốt.

Mẹ có thể tham khảo công thức pha một thìa cafe nước cốt chanh và gừng với mật ong. Cho tất cả vào trong một cốc nước ấm. Mẹ nên cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ đường tiêu hóa một cách tốt nhất.

2. Các biện pháp khác giúp bé giảm thiểu đầy hơi chướng bụng

2.1 Massage bụng cho bé

Massage là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cho việc giảm thân nhiệt và giảm chứng đầy bụng, khó tiêu của trẻ nhỏ. Chỉ cần vài thao tác nhẹ nhàng trên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ và vùng xung quanh vùng rốn, cơ thể bé cảm thấy thoải mái và rất dễ chịu. Mẹ có thể thực hiện vào buổi sáng sớm khi con mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. Lưu ý không nên massage khi trẻ mới ăn no có thể gây tác dụng ngược.

Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng

Massage là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cho việc giảm thân nhiệt và giảm chứng đầy bụng, khó tiêu của trẻ nhỏ

2.2 Chườm nóng bụng bé

Bố mẹ có thể dùng khăn nóng ấm chườm lên bụng trẻ. Điều này giúp giảm bớt tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Khi ấy, cơ thể trẻ sẽ tỏa nhiệt nhanh chóng. Mẹ nên lưu ý kiểm tra độ nóng của khăn trước khi chườm lên bụng trẻ. Nếu khăn quá nóng, trẻ sẽ bị bỏng. Nếu có thể hãy sử dụng túi ấm chườm cho trẻ.

2.3 Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Trong men vi sinh có chứa nhiều lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Ví dụ bé bị sốt, đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn, nhiễm khuẩn,…

2.4 Cho bé vận động nhẹ nhàng

Nếu bé đã biết đi, mẹ hãy cho bé đi bộ thư giãn trong 15 phút. Hoặc mẹ có thể cho bé tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa rất tốt. Trong trường hợp bé chưa biết đi, bố mẹ hãy đặt bé trong tư thế nằm ngửa. Sau đó, hãy kéo nhẹ nhàng một chân trẻ lên ngực rồi đẩy xuống. Thao tác này giống như bé đang đạp xe đạp. Thực hiện điều này giúp giảm được khí thừa trong bụng của trẻ.

Khi trẻ bị sốt kèm chướng bụng đầy hơi, cha mẹ cần theo dõi kỹ tâm trạng và hoạt động của trẻ. Trong trường hợp trẻ cảm thấy khó chịu, có dấu hiệu bỏ bú hay khó ngủ kèm theo phân có lẫn máu,… Khi ấy, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng. Đây không chỉ là triệu chứng của chướng bụng đầy hơi thông thường. Nhiều khả năng có thể trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó, cần được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *