Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

Một trong vấn đề về sức khỏe mà trẻ em thường mắc phải chính là trào ngược dạ dày. Trào ngược không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn dẫn tới nhiều hệ lụy nếu không điều trị đúng cách. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày để chủ động nhận biết sớm bệnh và xử trí kịp thời.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Dạ dày trào ngược là tình trạng khi axit từ dạ dày trào lên thực quản, chủ yếu xảy ra ở trẻ em và người trưởng thành. Trẻ trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển. Các chuyên gia y khoa phân loại trào ngược dạ dày thành 2 dạng cơ bản như sau:

– Trào ngược sinh lý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường nôn mửa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, trẻ vẫn tăng cân đều đặn, không quá khó chịu, có thể hoạt động bình thường và hiện tượng này thường giảm dần theo thời gian và hết khi trẻ đạt 1 tuổi.

– Trào ngược bệnh lý: Sau 1 tuổi, nếu trẻ tiếp tục có triệu chứng nôn mửa, ăn kém, suy dinh dưỡng, khò khè… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được xử trí kịp thời bởi đây có thể là dấu hiệu trẻ bị trào ngược do một số bệnh lý nguy hiểm.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ trào ngược dạ dày qua một số dấu hiệu sau:

– Trẻ nôn mửa, ợ hơi

– Ăn kém, bú kém

– Suy dinh dưỡng, thiếu máu

– Đau nhức xương ức…

Một số trẻ có những triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp như khò khè, ho, thở dốc… Nếu thấy con có các dấu hiệu bất thường này, cha mẹ nên chủ động cho bé đi khám kịp thời và nhanh chóng điều trị với phác đồ phù hợp.

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

Tình trạng trào ngược dạ dày là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây bệnh

2.1. Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày do sinh lý

– Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Đồng thời, vị trí của dạ dày ở trẻ nhỏ cũng gần hơn với lồng ngực so với người lớn nên dễ dẫn tới trào ngược.

– Cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện: Hoạt động của cơ thắt thực quản ở trẻ nhỏ chưa được điều chỉnh tối ưu, dẫn đến khả năng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.

– Thực phẩm trẻ ăn: Trẻ nhỏ thường được ăn các loại thực phẩm như cháo, sữa hoặc bột ăn dặm là chủ yếu. Những loại thực phẩm này có dạng lỏng và mềm, dễ đi qua các khe hở nhỏ của cơ vòng tiêu hóa và trào ngược lên thực quản, dạ dày.

– Sữa tươi và sữa công thức: Sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ trong giai đoạn trẻ còn quá nhỏ có thể tăng nguy cơ trào ngược dạ dày do sữa công thức tiêu hóa chậm hơn và ở lại trong dạ dày lâu hơn.

– Tư thế cho bú: Tư thế nằm ngang khi cho trẻ bú dễ khiến sữa trào ngược lên miệng bé hoặc gây nôn trớ, sặc sữa.

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý

– Bệnh lý bẩm sinh: Những bệnh lý như sa dạ dày nặng hoặc thoát vị cơ hoành có thể làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, gây trào ngược thức ăn lên miệng. Các bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi.

– Các bệnh lý khác: Trẻ bị nhiễm trùng toàn thân, bại não, van tim hở hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ bị trào ngược dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Thủy đậu ở trẻ em: Nguyên nhân, nhận biết, cách điều trị

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

Hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn hoàn thiện khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày

3. Xử trí đúng cách cho trẻ

Khi bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần lưu ý tới một số cách sau để giúp xử trí kịp thời và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

3.1. Đối với trẻ nhỏ

– Điều chỉnh lượng sữa trong mỗi lần cho trẻ bú, khoảng 30-60ml mỗi lần. Đối với trẻ bú nhiều hơn 60ml, sau khi cho trẻ uống 60ml đầu tiên, hãy giữ trẻ ở tư thế cao đầu và vỗ nhẹ lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi trước khi tiếp tục bú tiếp. Lưu ý không nâng trẻ lên vai vì tư thế này có thể gây ọc sữa do chèn ép vào dạ dày.

Tăng độ đặc của sữa bằng cách pha thêm bột gạo hoặc bột ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp giảm lượng sữa mỗi lần bú, từ đó giảm lượng sữa trong dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ. Khi pha bột vào sữa, hãy sử dụng những núm vú có lỗ rộng hơn để sữa chảy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này để xử trí cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sau khi trẻ đã bú xong, đặt trẻ nằm ở tư thế đầu cao hơn so với mặt giường khoảng 30 độ để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

3.2. Đối với trẻ lớn

Để hạn chế trào ngược dạ dày, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn uống các loại thức ăn và đồ uống có tính kích thích dạ dày như thức ăn có vị chua, cay… Nếu trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò và có triệu chứng trào ngược khi uống sữa công thức, nên chuyển sang sử dụng loại sữa khác phù hợp hơn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

Nếu các biện pháp trên không giúp trẻ cải thiện tình trạng trào ngược, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.  Trong trường hợp triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ trở nặng, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày như: Thuốc kháng thụ thể H2 nhằm ngăn chặn sự tiết axit dạ dày; Thuốc ức chế bơm proton để giảm lượng axit do dạ dày tiết ra; Thuốc prokinetic được sử dụng để tăng cường co bóp thực quản và lực cơ thắt thực quản dưới, giúp dạ dày trống rỗng…

Đồng thời, các bậc phụ huynh cần lưu ý, không nên tự mua thuốc hoặc điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng các phương pháp mẹo dân gian để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Suy giảm miễn dịch ở trẻ em: Phân loại dấu hiệu

Trẻ bị trào ngược dạ dày cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp

Như vậy, bài viết đã mang tới cho phụ huynh những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được xử trí kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *