Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì có nguy cơ gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị sớm. Nhận biết ngay dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ và cách điều trị bệnh khoa học trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
1. Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi do sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay virus. Chúng xâm nhập vào phổi của trẻ và gây viêm nhiễm khi gặp được điều kiện thuận lợi như sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu… Đây là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt sau khi trẻ trải qua đợt ho, cúm. Dịch nhầy trong phổi là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các tác nhân gây hại, tạo nên túi phế nang chứa dịch mủ và chất nhầy nhiễm khuẩn. Triệu chứng thường gặp nhất là ho nhiều, do phản xạ tự vệ của cơ thể để đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em được chia thành hai thể cơ bản:
– Viêm phổi thùy: Gây viêm nhiễm trong mô phổi, ống phế nang, túi phế nang và phế quản tận cùng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em có sức đề kháng yếu, như trẻ suy dinh dưỡng hoặc có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh dễ mắc khi tới các môi trường công cộng hoặc tập trung đông người như nhà trẻ, trường học và khu dân cư.
– Viêm phổi phế quản (hay còn gọi là viêm phế quản phổi): Là tình trạng viêm nhiễm cấp trong phế quản, phế nang phổi và các mô kẽ. Bệnh phát triển nhanh chóng và có thể gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là sơ sinh dưới 2 tháng, rất dễ mắc bệnh này.
Viêm phổi là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
– Trẻ em trên 5 tuổi thường mắc viêm phổi do các loại vi khuẩn như Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu khuẩn và các loại siêu vi khuẩn hô hấp.
– Trẻ em dưới 5 tuổi thường mắc viêm phổi do các vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes và HiB.
– Trẻ em dưới 2 tháng tuổi có thể mắc viêm phổi do vi khuẩn đường ruột như E.Coli, Proteus, hoặc do lây nhiễm từ mẹ.
Mặc dù viêm phổi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng bệnh thường phổ biến hơn cả ở trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng và trẻ ở các nước nghèo có điều kiện kinh tế, vệ sinh, chất lượng y tế kém. Các trẻ thường tiếp xúc với khói thuốc lá từ người lớn cũng có tỷ lệ cao mắc viêm phổi. Đối tượng trẻ đi học mẫu giáo hoặc nhà trẻ, nơi có nhiều người, cũng dễ mắc viêm phổi… Do đó, cha mẹ cần cẩn trọng với chế độ sinh hoạt, môi trường sống để trẻ có sức đề kháng tốt, phòng ngừa mắc bệnh.
3. Nhận biết trẻ bị viêm phổi
Dưới đây là những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể nhận biết như:
Trẻ sơ sinh:
– Mệt mỏi, ngủ li bì
– Sốt cao trên 39 độ
– Ho khan, ho có đờm
– Khó thở, thở dốc
– Tiêu chảy, nôn trớ
– Môi và da nhợt nhạt
– Đau bụng, tức ngực
– Lười hoặc bỏ bú
– Trẻ nhỏ:
– Thở nhanh, thở rít hoặc khò khè, đau tức ngực
– Nôn ói, tiêu chảy, đau bụng
– Sốt cao
– Ớn lạnh, mệt mỏi
– Giảm ăn, chán ăn
– Da dẻ, móng tay, môi trở nên xanh xám
– Ho, nghẹt mũi…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Khi trẻ bị sốt co giật phải làm sao?
Ho, khò khè, khó thở… là triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc viêm phổi
Nếu trẻ bắt đầu có những biểu hiện kể trên, cha mẹ hãy cho trẻ nhập viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời và đúng cách.
4. Điều trị viêm phổi ở trẻ
Biến chứng viêm phổi ở trẻ em có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, trẻ nhỏ có các dấu hiệu mắc bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn viêm phổi mà trẻ đang mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị khác nhau:
– Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, khí dung, long đờm, hạ sốt, giảm đau… để cải thiện bệnh và giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Thuốc điều trị thường được sử dụng trong thời gian cụ thể, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ theo mức độ bệnh của trẻ. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị viêm phổi bằng thuốc lan truyền trên mạng hoặc mẹo dân gian để tránh những hậu quả khó lường.
– Sinh hoạt khoa học: Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ nên kết hợp một số biện pháp khác để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ như là: vệ sinh mũi, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn mắc bệnh, giai đoạn điều trị.
Nếu thấy trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Giới thiệu một số thuốc điều trị cho bé bị rối loạn tiêu hóa
Phác đồ điều trị viêm phổi cho trẻ do bác sĩ nhi khoa chỉ định
5. Phòng ngừa viêm phổi cho trẻ
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng của viêm phổi, cha mẹ cần xây dựng lối sống khoa học để nâng cao đề kháng cho trẻ như sau:
– Tiêm ngừa vắc-xin phòng các tác nhân gây bệnh như cúm mùa, vi khuẩn phế cầu, ho gà, sởi… để nâng cao hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi.
– Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh bằng việc tránh để trẻ tới những nơi tập trung đông người, tránh tiếp xúc với khói thuốc…
– Cha mẹ cần duy trì vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh hoặc tới nơi công cộng trở về.
– Đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ thực phẩm tươi xanh, thịt cá giàu đạm và các nguồn omega-3. Đồng thời, trẻ sơ sinh nên được bú đủ và bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để nâng cao đề kháng.
Triệu chứng ban đầu của viêm phổi ở trẻ thường khá khó phân biệt với các bệnh viêm đường hô hấp khác, dẫn đến việc không điều trị đúng cách và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của viêm phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.