Cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh lý rất thường gặp có liên quán đến nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến, nhất là những trẻ ở độ tuổi dưới 5. Bên cạnh các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, sốt, trẻ có thể bị nôn nhiều, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy, Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn trớ?
Bạn đang đọc: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn trớ?
1. Trẻ khi bị cảm lạnh sẽ có những dấu hiệu thế nào?
Dựa trên nhiều nghiên cứu, trẻ sơ sinh và mới biết đi thường mắc 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm trước khi đạt đến mốc 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo thường phải đối mặt với khoảng 9 lần cảm lạnh trong một năm. Trong khi đó, thanh thiếu niên và người lớn thường mắc cảm lạnh từ 2 đến 4 lần trong một năm.
Mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4, do đó, trẻ em thường chịu tác động của ốm nhiều nhất trong khoảng thời gian này.Trẻ bị cảm lạnh sẽ có các triệu chứng phổ biến như:
– Chảy nước mũi.
– Hắt hơi.
– Mệt mỏi. Trẻ quấy khóc, kém chơi.
– Sốt.
– Nôn trớ.
– Ho.
Trẻ bị cảm lạnh có khả năng tự khỏi trong thời gian từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều, không thể ăn uống, tình trạng cảm lạnh sẽ nặng hơn và kéo dài.
2. Trẻ bị nôn mỗi khi cảm lạnh, nguyên nhân do đâu?
Nôn là hiện tượng mà thức ăn bị đẩy mạnh từ dạ dày ra qua miệng do sự co thắt bất ngờ của cơ bụng.
Trẻ bị nôn trớ thường khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng
Các nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có thể bao gồm:
Ho nhiều: Khi trẻ ho, các cơ vùng bụng và ngực co thắt lại, làm tăng áp lực trong ổ bụng và ép vào dạ dày. Điều này làm cho trẻ dễ bị nôn hơn.
Nuốt nhiều nước mũi, đờm vào dạ dày: Đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết xì mũi hoặc khạc đờm, thường nuốt tất cả dịch mũi và họng xuống dạ dày. Điều này khiến dạ dày luôn căng và đầy hơi, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh và nôn nhiều.
Khóc: Trẻ quấy khóc nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn.
Ngoài ra, thói quen của cha mẹ bắt trẻ ăn nhiều hơn để mau khỏi bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn cho trẻ bị cảm lạnh.
3. Cảm lạnh có thể để lại biến chứng cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý
Viêm tai cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh và không được xử trí đúng cách. Viêm tai có thể xảy ra trong trường hợp này.
Hen suyễn: Cảm lạnh cũng có thể dẫn đến cơn hen suyễn, khiến trẻ thở khò khè và có triệu chứng tức ngực. Đối với trẻ có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử hen, cảm lạnh có thể gây khởi phát cơn hen và kéo dài triệu chứng của cảm lạnh. Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị hen suyễn một cách cẩn thận hơn trong mùa lạnh.
Viêm họng: Cảm lạnh thường dẫn đến viêm họng, đặc biệt là ở trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm đau họng, sưng đỏ họng amidan, hoặc xuất hiện nốt nhỏ màu đỏ trên vòm họng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không và lây nhiễm qua con đường nào?
Cha mẹ cần cho con đi khám nếu trẻ bị cảm kèm nôn trớ để tránh biến chứng
Viêm xoang: Một biến chứng khác của cảm lạnh có thể là viêm xoang. Cảm lạnh có thể gây tắc nghẽn xoang mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi.
Viêm phổi: Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh,… cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, để tránh biến chứng nguy hiểm.
4. Cha mẹ cần làm những gì cho trẻ khi con nôn trớ nhiều vì cảm lạnh?
Trẻ nôn nhiều đôi khi gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi đối mặt với trẻ bị cảm lạnh và nôn nhiều là cha mẹ phải giữ thái độ bình tĩnh để quan sát các biểu hiện của trẻ.
4.1. Khi nào cần đưa trẻ bị cảm lạnh nôn trớ đến bác sĩ?
Các dấu hiệu nghiêm trọng của trẻ nôn nhiều bao gồm:
– Nôn dữ dội và liên tục.
– Nôn ra dịch mật, thậm chí là máu.
– Trẻ không thể ăn uống hoặc bú mẹ.
– Nôn kèm sốt cao trên 38,5 độ C.
– Nôn kèm các dấu hiệu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô.
– Có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng khác như co giật, li bì khó đánh thức, thở nhanh…
Trong trường hợp gặp phải những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị..
4.2. Xử trí tại nhà thế nào khi trẻ bị cảm lạnh nôn trớ?
Nếu trẻ bị cảm lạnh và tình trạng nôn ở mức nhẹ, không có các biểu hiện nghiêm trọng, các bậc phụ huynh có thể thực hiện những biện pháp sau:
– Bù nước và điện giải: Trẻ mất nhiều nước và chất điện giải khi nôn, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Uống từng ít một để tránh kích thích nôn thêm.
– Nghỉ ngơi: Hãy để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn và giới hạn các hoạt động vận động. Tạo điều kiện cho trẻ có thể thư giãn tinh thần để giảm kích thích và giảm tình trạng nôn.
– Ăn nhẹ và chia nhỏ bữa ăn: Cung cấp cho trẻ các món ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm… Hạn chế thức ăn nhiều chất béo và gia vị, vì chúng có thể làm tăng khả năng nôn của trẻ. Chia nhỏ bữa của trẻ để tránh cho trẻ ăn quá no.
– Không cho trẻ ăn trong vòng 30-60 phút sau khi nôn: Đợi một khoảng thời gian sau khi trẻ nôn trước khi cho trẻ ăn để hạn chế tình trạng nôn tiếp.
– Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh: Khi cảm lạnh của trẻ được điều trị, tình trạng nôn cũng sẽ giảm. Chăm sóc tốt cảm lạnh giúp trẻ khỏi bệnh trong vòng 7-10 ngày.
– Giữ môi trường sạch sẽ và ấm áp cho trẻ. Đảm bảo trẻ sống trong một môi trường sạch sẽ và ấm áp để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Rửa mũi, vệ sinh mũi.
– Hạ sốt bằng chườm ấm trước, nếu trẻ sốt cao mới dùng hạ sốt theo liều của bác sĩ kê đơn.
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết
Bệnh của trẻ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách
– Rửa tay cho cả gia đình để hạn chế sự lây lan của virus.
– Không lạm dụng kháng sinh khi không có yêu cầu của bác sĩ.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 tháng trở lên và duy trì tiêm lại hàng năm.
5. Làm sao để trẻ ít bị cảm lạnh hơn?
Virus gây cảm lạnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua vật trung gian. Chúng có thể tồn tại trên các vật trung gian trong vài giờ. Do đó, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vật dụng mà nhiều người có thể chạm vào như tay nắm cửa, lan can cầu thang, điều khiển…
Việc rửa tay là cách rất quan trọng để phòng ngừa nhiều bệnh do virus và vi khuẩn gây ra, trong đó có cả cảm lạnh. Cha mẹ nên dạy trẻ cách giữ vệ sinh bằng cách rửa tay trước mỗi bữa ăn, sử dụng xà phòng. Đặc biệt, cần tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách để có hiệu quả diệt khuẩn và phòng ngừa bệnh tốt.
Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh, nên hạn chế tiếp xúc của trẻ với những trẻ khác hoặc những người khác để giảm nguy cơ lây bệnh.
Hãy dạy trẻ cách che miệng khi hắt hơi, hoặc xì mũi bằng khăn giấy. Sau khi hắt hơi hoặc ho, hãy nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.
Trẻ bị cảm lạnh và nôn nhiều gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để chăm sóc tốt hơn cho trẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, hãy đến gặp bác sĩ được tư vấn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.