Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu là hiện tượng không hiếm gặp bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu và làn da của trẻ khá nhạy cảm. Khi trẻ bị nổi mụn mủ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của sự tấn công nguy hiểm của các tác nhân có hại tới trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu, cha mẹ cần làm gì?
1. Hiện tượng trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu
Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu do nhiều nguyên nhân
Trẻ nổi mụn mủ trên đầu là hiện tượng da trên da dầu của trẻ xuất hiện những đốm li ti màu trắng hoặc những ụ mụn lớn, sưng phồng và chứa mủ. Có nhiều kiểu dạng mụn mủ có thể xuất hiện trên da đầu của trẻ, phụ thuộc vào các nguyên nhân gây viêm khác nhau.
Làn da của trẻ là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài môi trường. Theo kết quả nghiên cứu, cứ mỗi cm da có đến hơn một triệu vi khuẩn đang sinh sống và trú ngụ. Các vi sinh vật này sống nhờ vào những da chết, bã mồ hôi và bụi bặm lưu lại trên da. Trong điều kiện sức khỏe của trẻ ổn định, đề kháng tốt, các vi sinh vật này sẽ phát triển ở mức ổn định và cân bằng. Tuy nhiên vì một tác động nào đó khiến hệ miễn dịch yếu hoặc vùng da bị tổn thương sẽ rất dễ bị vi sinh vật tấn công và phát triển gây nên tình trạng mụn nhọt. Trong đó các yếu tố khiến mụn mủ nổi trên đầu trẻ phổ biến là:
1.1. Trẻ không được vệ sinh đúng cách
Trẻ không được vệ sinh sạch sẽ giúp vi sinh vật có khả năng sinh sôi và phát triển, tấn công da đầu. Phần lớn các vi sinh vật này khi tấn công da đầu của trẻ đều để lại những mụn nhọt li ti. Ban đầu vùng da bị tổn thương thường mẩn đỏ và sau một thời gian sẽ hình thành những mụn li ti có mủ trắng trên đầu.
Hầu hết các mụn xuất hiện do chế độ vệ sinh kém đều khiến trẻ ngứa ngáy và có xu hướng gãi ngứa mạnh hơn. Động tác này vô tình khiến vùng tổn thương nặng hơn và tạo điều kiện để các vùng da lân cận bị tấn công và sưng mủ.
1.2. Trẻ bị “nóng trong”
Hiện tượng “nóng trong” gây nổi mụn ở trẻ rất phổ biến. Nóng trong bản chất nói đến quá trình thải độc ở gan của trẻ chưa được tốt dẫn đến gia tăng các chất độc, bã nhờn được tích tụ dưới da. Bên cạnh đó chế độ ăn thừa đạm, protein cũng tạo nên điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.
1.3. Mắc các bệnh lý hoặc bị virus, vi khuẩn tấn công
Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ bên trong, rất nhiều trường hợp trẻ bị nổi mụn trên đầu do các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công như các bệnh tụ cầu, thủy đậu, tay chân miệng,…. Các bệnh lý này đều là những bệnh lý nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ.
2. Một số dấu hiệu nổi mụn mủ nguy hiểm
Mặc dù mụn mủ trên đầu trẻ có thể tự khỏi tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan bởi rất nhiều trường hợp nổi mụn mủ vô cùng nguy hiểm
2.1. Trẻ nổi mụn mủ trên đầu do tụ cầu khuẩn
tụ cầu khuẩn là một loại vi khuẩn nhỏ sống trên bề mặt da gây nên các mụn nhọt mủ trên đầu của trẻ. Khi mụn nhọt vỡ ra, các vi khuẩn tụ cầu rất dễ lưu dẫn vào sâu bên trong não của trẻ. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng mê sảng, buồn nôn, sốt,….
Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới thăm khám và điều trị sớm bởi bệnh có thể biến chứng gây viêm màng não, viêm não vô cùng nguy hiểm.
2.2. Trẻ nổi mụn do virus thủy đậu
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị thủy đậu
Thủy đậu là một trong những bệnh mà ai cũng sẽ bị ít nhất 1 lần trong đời. Với trẻ em, thủy đậu thường lây lan nhanh hơn trong môi trường trường học và dễ bùng phát thành các ổ dịch cục bộ. Khi bị thủy đậu, ngoài xuất hiện các mụn toàn thân, trong đó có vùng đầu, trẻ còn có các triệu chứng kèm theo như sốt, ngứa,……
2.3. Trẻ nổi mụn mủ trên đầu do bệnh Miliaria
Bệnh Miliaria còn được biết đến là hiện tượng rôm sảy hay hạt kê ở trẻ em. Với các trẻ bị bệnh Miliaria bẩm sinh, trên vùng đầu, má thường xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ hoặc hồng chứa nước, đôi khi chứa mủ trắng xen lẫn. Một số trẻ lại xuất hiện những nốt Miliaria muộn hơn, rải rác quanh vùng trán, má mũi, bộ phận sinh dục, mông,…. Miliaria do nguyên nhân tuyến mồ hôi, bã nhờn bị bít tắc. Bệnh lý gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên Miliaria là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài tuần. Cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
2.4.Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu do viêm nang lông
Nổi mụn mủ do viêm nang lông liên quan tới gia tăng bạch cầu ưa acid. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình như mụn mủ nang lông bị ngứa, các mụn mủ xuất hiện trên da đầu hoặc ở các chi. Bệnh thường phổ biến ở các bé trai hơn các bé gái. Tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện chung của bệnh không quá cao.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều tự biến mất khi trẻ lên 3 tuổi. Song cần đặc biệt chú ý vệ sinh, chăm sóc để tránh viêm loét khi các mụn xuất hiện.
3. Làm gì khi trẻ nổi mụn mủ trên đầu?
>>>>>Xem thêm: Cẩn thận khi sử dụng kem bôi da có chứa Corticoid cho trẻ
Mụn đinh trên đầu trẻ
Khi trẻ bị nổi mụn trên đầu, nhiều cha mẹ tự ý nặn mụn và chữa trị cho con. Tuy nhiên điều này lại vô tình đẩy con vào tình huống nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp mụn nổi nhiều, bọc mủ và có dấu hiệu không dừng lại, hãy đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nhi để thăm khám sớm, loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Song song với chỉ định điều trị và các loại thuốc sử dụng được bác sĩ kê đơn, cha mẹ cần:
– Quan sát các biểu hiện của tình trạng mụn mủ, bao gồm mức độ lan rộng, mủ và tình trạng sốt của trẻ.
– Giữ vệ sinh vùng tổn thương bằng cách: vệ sinh bằng nước ấm và gạc vô trùng và bỏ miếng gạc sau khi sử dụng, tránh cọ xát mạnh làm vỡ các mụn nhọt.
– Ngưng sử dụng các sản phẩm tắm rửa như sữa tắm, sữa dưỡng ẩm,… thay vào đó nên sử dụng nước sạch, ấm để vệ sinh cho trẻ.
– Tay trước và sau khi tiếp xúc vùng mụn nhọt đều cần được vệ sinh sạch sẽ.
– Không tự ý nặn mụn hoặc chọc vỡ để lấy mủ. Đặc biệt với các loại “mụn đinh”, mụn lớn và có chân mụn sâu bởi rất dễ gây nhiễm trùng vào vùng xoang, xương gây nhiễm trùng máu, viêm màng não vô cùng nguy hiểm.
– Không tự ý bôi thuốc hoặc sử dụng kháng sinh cho trẻ nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc, sốc thuốc,…
– Nghỉ ngơi tại khu vực thoáng mát và dễ chịu. Trẻ cũng cần được thay trang phục rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi và mềm mại.
– Luôn cho trẻ uống đủ nước.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về vấn đề nổi mụn mủ trên đầu. Hi vọng rằng thông qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức quan trọng trong chăm sóc con trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.