Bé yêu lười ăn khiến bố mẹ lo lắng và đau đầu trong việc lên thực đơn hằng ngày cho con. Hãy tham khảo danh sách thức ăn cho trẻ biếng ăn dưới đây để cung cấp đủ dưỡng chất để bé phát triển đồng thời kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Hơn thế nữa thực đơn này sẽ giúp mẹ đỡ tốn thời gian hơn trong quá trình chế biến và lựa chọn thực phẩm cho con.
Bạn đang đọc: Mách mẹ danh sách thức ăn cho trẻ biếng ăn
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn mẹ cần biết
Trước khi xây dựng thực đơn các món ăn cho bé lười ăn, các bố mẹ cần lưu ý những đặc điểm sau:
– Xây dựng thực đơn phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: tùy theo từng giai đoạn phát triển, cũng như là sở thích và nhu cầu của bé mà mẹ chế biến các món ăn sao cho phù hợp nhất. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều món ăn mà bé không thấy thích dù đó có là món bổ dưỡng. Mẹ phải căn cứ vào tháp dinh dưỡng để cân đối các nhóm thực phẩm cho bé. Thực đơn gồm nhiều thịt cá hay đồ bổ dưỡng quá không hẳn là tốt, điều quan trọng nhất là phải đầy đủ chất và cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng.
Mẹ phải căn cứ vào tháp dinh dưỡng để cân đối các nhóm thực phẩm cho bé.
– Chế biến món ăn một cách sáng tạo: đây là nguyên tắc khá quan trọng để kích thích ham muốn thức ăn ở trẻ. Những món ăn được trang trí nhiều màu sắc sẽ thu hút sự thích thú của các bé, từ đó tạo ra cảm giác ăn ngon miệng cho con. Bên cạnh đó, không nên chỉ cho trẻ ăn món nhất định dù là món trẻ thích một cách thường xuyên. Mẹ hãy làm đa dạng, mới lạ hơn theo các cách chế biến khác nhau như băm nhỏ, nấu súp, hấp, áp chảo,…
– Không cho trẻ ăn vặt quá nhiều vì đồ ăn vặt khiến trẻ rất dễ no. Mặc dù đồ ăn vặt là một trong các món ăn trẻ rất thích ăn, nhưng lại không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn vặt cách xa bữa ăn chính, đồng thời ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe, ví dụ như sữa chua, nước ép, sinh tố,…
– Ưu tiên các món ăn kích thích tiêu hóa ở trẻ.
Sau khi đã biết được vì sao trẻ biếng ăn thì mẹ cần chủ động điều chỉnh thực đơn, khẩu phần ăn hằng ngày cho con sao cho hợp lý.
2. Thực đơn cho trẻ biếng ăn
2.1 Các thực phẩm nên ưu tiên cho trẻ biếng ăn
Trong quá trình chế biến thức ăn hằng ngày cho trẻ, mẹ hãy xây dựng cẩm nang những thực phẩm cần ưu tiên cho bé kết hợp với các công thức để làm sao có được những món ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hấp dẫn với trẻ nhỏ.
Cụ thể, với trẻ dưới 5 tuổi, cần ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều đạm, sắt, kẽm, canxi, vitamin D,… Bởi vì đây là những dưỡng chất thiết yếu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ về chiều cao, cân nặng và trí não. Do đó, trong danh sách những thức ăn dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân các phụ huynh tuyệt đối đừng quên bổ sung thực phẩm các thành phần này.
Tìm hiểu thêm: Táo bón ở trẻ em và nguy cơ suy dinh dưỡng
Trong danh sách thức ăn cho trẻ biếng ăn, nên ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều đạm, sắt, kẽm, canxi, vitamin D,…
Danh sách các thực phẩm điển hình là:
– Thực phẩm giàu kẽm: các loại hải sản, đậu, củ cải, ngũ cốc, lòng đỏ trứng,…
– Thực phẩm giàu protein, vitamin D và canxi: phomai, đậu hũ, sữa, trứng, hải sản, thịt bò…
– Thực phẩm giàu sắt: điển hình là cải bó xôi, súp lơ xanh, đậu lăng, hạt mè, hạt điều, đỗ xanh, táo, củ dền đỏ, gan động vật, thăn bò,,…
– Dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng,.. để cung cấp thêm nhiều năng lượng, Vitamin D, E cho trẻ.
2.2 Thức ăn cho trẻ biếng ăn vào buổi sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng với trẻ mà bố mẹ tuyệt đối không thể cho con ăn qua loa được. Bởi vì đây chính là thời điểm để cung cấp năng lượng trong suốt một ngày cho trẻ, giúp bé có tinh thần để vui chơi và khám phá.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bữa sáng cho trẻ nên chứa thực phẩm giàu protein, chất xơ, và khoáng chất,…
Vào bữa sáng, mẹ có thể chế biến các món cháo, súp bao gồm cả protein và chất xơ như thịt bò kết hợp với khoai tây, cà rốt. Trong thịt bò có có hàm lượng protein cao cùng với các khoáng chất như sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Thịt bò khi được kết hợp cùng các loại rau củ quả như cà rốt, khoai tây hay đậu… sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó cải thiện tình trạng lười ăn ở trẻ. Ngoài ra còn có các món ngon khác cho bữa sáng mà mẹ có thể tìm hiểu để thay đổi khẩu vị cho con như cháo bí đỏ ức gà, cháo tim heo ngô, cháo trứng gà phomai,…
2.3 Buổi trưa thức ăn cho trẻ biếng ăn là gì?
Trong bữa trưa, mẹ chế biến các món ăn kích thích trẻ ăn ngon từ cá, thịt, trứng, rau xanh… để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khoảng thời gian lý tưởng để bé ăn trưa là từ 10h30 – 11h30.
Nếu trẻ đã biết ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cùng với gia đình. Một bữa ăn đầy đủ các thành viên, trẻ sẽ thấy tinh thần thoải mái và ăn uống tốt hơn. Các món ăn trong bữa ăn gia đình cũng đa dạng hơn đồng thời cung cấp đầy đủ chất. Mẹ có thể tham khảo làm các món với nhiều cách chế biến khác nhau như tôm rim, canh rau ngót thịt băm, thịt viên sốt cà chua…
Đồng thời, hãy cho trẻ uống thêm sữa hay sữa chua, hoa quả như chuối, táo, bơ,… như một bữa ăn vặt, rất có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt co giật: 3 bước xử trí, hạn chế tổn thương não
Để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, mẹ nên cho bé ăn hoa quả vào bữa phụ.
2.4 Thực đơn buổi tối cho trẻ biếng ăn
Bữa tối là bữa mẹ cần chú ý vì một bữa tối đúng phải đáp ứng được các yếu tố như: nhẹ nhàng, không quá no vì rất dễ khiến trẻ đầy bụng hay khó ngủ. Các món ăn vào bữa tối mẹ nên nấu nhạt hơn, hàm lượng ít hơn và nhưng vẫn phải đầy đủ: thịt hoặc cá, rau, gạo,…
Để trẻ có hứng thú với bữa ăn tối, mẹ có thể trang trí các món ăn bắt mắt. Mẹ cân nhắc các thực phẩm có màu sắc đẹp như bí đỏ, súp lơ xanh,… để chế biến canh, súp bé. Trong bí đỏ, cà rốt có nhiều vitamin A, khoáng chất như canxi, photpho,.. sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời phát triển xương, mắt, hỗ trợ con phát triển một cách toàn diện.
Trên đây là danh sách thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà phụ huynh cần lưu ý. Với trẻ biếng ăn, các bố mẹ không nên quá sốt ruột mà cần có thời gian để con thích nghi với khẩu phần ăn mới, từ đó bé mới có thể phát triển một cách toàn diện được.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.