Viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi là bệnh thường gặp và kéo dài khoảng từ 2 -3 tuần. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Vậy nguyên nhân của bệnh viêm phế quản là gì và cách phòng tránh như thế nào cho hiệu quả?
Bạn đang đọc: Viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ em 5 tháng tuổi
1.1 Bệnh viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi là gì?
Viêm phế quản ở trẻ là bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường dẫn không khí lớn đến phổi. Khi trẻ bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm, sổ mũi, virus sẽ xâm nhập vào phế quản. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho đường hô hấp của trẻ bị sưng, viêm và dịch nhầy làm tắc.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể là dạng cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài vài tháng cho đến nhiều năm trong khi đó viêm phế quản cấp tính thường được diễn ra trong thời gian ngắn.
Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ có tiền sử bị cúm, sởi, ho gà..
Viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi là bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường dẫn không khí lớn đến phổi.
1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ 5 tháng tuổi?
– Việc nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ. Những vi khuẩn thường là: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường có mặt sẵn trong khoang mũi, họng nhưng không gây ảnh hưởng gì đến trẻ do hệ miễn dịch của trẻ vẫn hoạt động tốt. Trẻ trong giai đoạn bú mẹ có thể thừa hưởng những kháng thể từ mẹ qua và có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ.
Tuy nhiên, khi cơ thể của trẻ bị mệt, yếu, sức đề kháng kém sẽ là lúc vi khuẩn tấn công và làm tấn công khiến cho trẻ bị nhiễm bệnh.
– Không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phế quản. Nếu trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với các bụi bẩn, khói thuốc lá, thuốc lào, mùi hóa chất, bụi bẩn cũng sẽ là tác nhân khiến cho trẻ bị bệnh.
– Sự thay đổi thời tiết đột ngột: Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cơ thể của trẻ sơ sinh không kịp thích nghi sẽ dễ khiến cho trẻ bị viêm phế quản.
– Trẻ sinh non và mắc các bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hen suyễn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
1.3 Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ 5 tháng tuổi bị viêm phế quản đó chính là cảm lạnh, sổ mũi, ho. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh đến hai cuống phổi, vi khuẩn sẽ làm cho khí quản bị sưng phồng, đỏ và có dịch nhầy ứ đọng trong phổi, khiến cho trẻ bị sốt.
Bên cạnh đó, khi bị viêm phế quản, trẻ cũng sẽ ho nhiều hơn, dẫn tới việc đau rát cổ họng và xuất hiện đờm xanh, vàng hoặc xám. Lúc này trẻ sẽ có hiện tượng mệt mỏi, quấy khóc và bỏ bú.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ 5 tháng tuổi bị viêm phế quản đó chính là cảm lạnh, sổ mũi, ho.
2. Cách xử lý và phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
2.1 Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản ở trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, việc điều trị của bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm phế quản do virus gây ra, việc sử dụng thuốc và biện pháp điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì trẻ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.
Thông thường, viêm phế quản sẽ diễn biến và thuyên giảm sau 7- 10 ngày. Cha mẹ lúc này cần chú ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng của trẻ ngay khi bệnh khởi phát cho đến khi bệnh được điều trị hoàn toàn:
– Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ: Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để nhỏ mũi và làm sạch vùng khoang mũi cho trẻ mỗi ngày.
– Giữ ấm cơ thể cho trẻ để tránh tình trạng viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi, cho trẻ uống nước ấm.
– Cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt trên 38.5 độ, tuy nhiên liều lượng uống cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, viêm phế quản nếu do virus gây ra thì kháng sinh không có hiệu quả điều trị tiêu diệt bệnh. Do đó, cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
– Tăng cường cho trẻ bú mẹ: Trẻ bị sốt do viêm phế quản có thể gây mất nước, do đó mẹ cần chú ý tăng cường cho trẻ bú để trẻ tránh tình trạng mất nước và giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Từ đó, trẻ có thể ho và dễ dàng tống đờm ra ngoài, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
– Khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản mãn tính, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh xảy ra biến chứng. Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của trẻ thông qua tiền sử bệnh và khám thực thể.
Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn chậm lớn: mách mẹ 5 mẹo hiệu quả
Khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản mãn tính, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thờ
2.2 Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, tránh trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại như: xăng dầu, sơn, khói thuốc lá….
– Khi trẻ nằm điều hòa, cần tăng chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp và chỉ chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 2 – 3 độ. Không để hướng điều hòa thẳng vào cơ thể của trẻ và không để trẻ nằm quá lâu ở phòng điều hòa.
– Cần giữ ấm cơ thể của trẻ khi giao mùa, không nên để trẻ bị lạnh vùng chân và cổ. Cha mẹ nên lựa chọn trang phục phù hợp, không nên lựa chọn quần áo quá dày và không thấm hút mồ hôi vì có thể khiến trẻ bị cảm ngược trở lại.
– Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ khi bế trẻ hoặc cho trẻ bú.
– Vệ sinh khu vực tai, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Bé bị táo bón lâu ngày gây biến chứng gì và cách phòng tránh thế nào?
Để phòng ngừa viêm phế quản, cha mẹ cần vệ sinh khu vực tai, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em 5 tháng tuổi có thể gây ra các biến chứng nặng nề như: viêm phổi, suy hô hấp, viêm phế quản mạn tính,… Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu kiến thức nhằm phòng bệnh cũng như có phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ Nhi thăm khám, theo dõi, tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.