Bệnh hen phế quản ở trẻ em là một bệnh lý về đường hô hấp với mức độ nguy hiểm không hề thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hen ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân bệnh thì mới có thể bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bạn đang đọc: Bệnh hen phế quản ở trẻ em, liệu có nguy hiểm?
1. Đại cương về bệnh hen ở trẻ nhỏ
Bệnh hen phế quản ở trẻ là một tình trạng mà đường thở, phổi của trẻ bị viêm nhiễm mỗi khi có các tác nhân lạ xâm nhập vào phổi như sau khi bị cảm lạnh, sau khi hít phải phấn hoa, lông động vật hoặc sau khi trẻ đã mắc những bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Trẻ mỗi khi bị lên cơn hen phế quản sẽ khó thở ở mức độ nặng, cần phải được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời. Những triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày của trẻ. Trẻ bị hen nếu không được kiểm soát và quản lý cơn hen thật tốt có thể dẫn đến tình trạng các cơn hen cấp tính xuất hiện sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ
Hen phế quản nếu không được cấp cứu nhanh có thể nguy hiểm
Ở trẻ bị hen phế quản, các triệu chứng bệnh cũng khá giống với người lớn nhưng biến chứng lại cao hơn. Đây là một bệnh lý chiếm tỉ lệ nhập viện cấp cứu ở trẻ khá cao. Bệnh không có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn, cha mẹ cần cho trẻ điều trị kiểm soát, dự phòng, tránh những trường hợp bị tăng nặng hơn và với tần suất nhiều hơn. Việc điều trị dự phòng tốt có thể khiến trẻ không bị tái phát khi trưởng thành.
2. Hen phế quản có nguyên nhân, triệu chứng ra sao?
2.1. Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em, cha mẹ có biết?
Để xác định chính xác hoàn toàn yếu tố gây nên bệnh hen cho trẻ là điều rất khó khăn. Theo thống kê, có một số yếu tố sau có thể được coi là yếu tố làm tăng các triệu chứng của bệnh hen:
– Trẻ vốn có cơ địa bị dị ứng
– Bố mẹ hoặc trong gia đình có người bị bệnh hen
– Trẻ thường bị các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp
– Trẻ có sự tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây kích ứng ngoài môi trường như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,…
2.2. Triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản ở trẻ em
Những trẻ mắc bệnh hen phế quản còn có tên khác là hen suyễn, sẽ có những triệu chứng bệnh như sau:
– Trẻ bị khó thở, mỗi khi thở ra hít đều có tiếng rít rất đặc trưng của bệnh
– Trẻ ho nhiều từng cơn, có thể ho khó dứt, ho nhiều khi trẻ ngủ, vận động gắng sức, khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh hoặc khi trẻ bị nhiễm một loại virus nào đó
– Tức ngực
– Trẻ bị viêm phế quản, sau khi viêm nhiễm đường hô hấp, khả năng hồi phục của trẻ rất chậm
– Bên cạnh nhưng biểu hiện đặc trưng ở trên, trẻ cũng bị mệt mỏi, ngủ kém, không thể tập trung để học tập, không muốn vận động nhiều
Tùy vào từng cơ địa của mỗi trẻ mà những biểu hiện trên có thể tăng nặng nhanh hoặc chậm nhưng đa phần đều không thể tự hết mà cần có sự can thiệp của thuốc. Tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng của trẻ có phải hen phế quản hay không cần sự khám xét và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
3. Những phương pháp để điều trị bệnh hen phế quản cho trẻ nhỏ
Như đã nói ở trên, bệnh hen phế quản không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vậy nên mục tiêu khi điều trị bệnh là kiểm soát và quản lý bệnh sao cho bệnh không tái phát hoặc tái phát rất ít, triệu chứng mỗi lần tái phát không quá nghiêm trọng, có thể nhẹ dần theo thời gian.
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Bé bị lồng ruột phải làm sao?
Cần đưa trẻ đi khám để chấn đoán chính xác tình trạng hen phế quản
Với những trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mới biết đi, các bác sĩ thường chưa kết luận về tình trạng hen của trẻ. Với những trẻ có nguy cơ tiến triển bệnh hen sẽ được điều trị dự phòng với thuốc uống hoặc xịt từ sớm. Những trường hợp trẻ bị co thắt phế quản vẫn sẽ được điều trị thuốc giãn phế để giúp trẻ dễ thở hơn. Trong điều trị hen sẽ có hai loại thuốc cơ bản là thuốc cắt cơn hen và thuốc kiểm soát cơn hen.
3.1. Thuốc cắt cơn
Công dụng chính của những loại thuốc cắt cơn là làm giảm nhanh các triệu chứng như phù nề, co thắt đường thở, thường sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, đối với những trẻ có những cơn hen cấp tính hoặc những khi trẻ bị vận động mạnh khiến cho cơn hen khởi phát. Các loại thuốc cắt cơn thường được sử dụng đó là:
– Corticosteroid qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống dùng cho những trẻ bị hen suyễn nặng. Những loại thuốc này gồm có: methylprednisolone và prednisone Thuốc khuyến cáo chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì có thể có nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
– Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn hạn là những loại thuốc dùng để giãn phế quản trong thời gian ngắn, có tác dụng nhanh chóng. Thuốc gồm những loại levalbuterol (Xopenex HFA) và salbutamol (Ventolin HFA). Thuốc sau khi vào cơ thể trẻ một vào phút sẽ phát huy ngay tác dụng và hiệu quả kéo dài đến vài giờ.
Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc cắt cơn nào cũng đều cần bác sĩ kê đơn. Trẻ cần được dùng thuốc và hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ tự ý dùng thuốc trong bất kỳ tình huống nào vì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, không mong muốn.
3.2. Thuốc dự phòng hen trong dài hạn
Đây là những loại thuốc có tác dụng kiểm soát cũng như ngăn ngừa những triệu chứng ở đường thở của trẻ. Đa phần những loại thuốc này sẽ được dùng hàng ngày, gồm có những loại thuốc sau:
– Corticosteroid dạng hít: gồm có những thuốc như fluticasone (Flixotide HFA). mometasone (Asmanex HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler), ciclesonide (Alvesco), beclomethasone (Qvar Rapihaler). Những loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên lợi ích mà chúng đem lại có thể được bác sĩ cân nhắc trước khi chỉ định cho trẻ dùng. Thời gian dùng những loại thuốc này có thể kéo dài tương đối.
– Thuốc điều chỉnh Leukotriene: thuốc có tác dụng giảm thiểu những triệu chứng của hen phế quản ở trẻ ở mức độ nhẹ hơn. Gồm có những loại thuốc như: montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo).
– Thuốc phối hợp dạng hít: thuốc là sự kết hợp giữa loại corticosteroid dạng hít và chất chủ vận beta. Chỉ dùng thuốc này khi bệnh nhân không đáp ứng với những loại thuốc khác.
– Thuốc điều hòa miễn dịch: thường dùng cho những trẻ trên 12 tuổi khi bị hen phế quản có những triệu chứng bạch cầu eosin bị tăng mạnh, Với những trẻ từ 6 tuổi trở lên bị hen phế quản dị ứng mức độ trung bình trở lên sẽ được xem xét dùng Omalizumab.
– Theophylline dạng viên có tác dụng hỗ trợ thông thoáng đường thở, thuốc điều chế dạng viên được sử dụng hàng ngày và có thể kết hợp với steroid dạng hít. Trẻ cần được xét nghiệm máu định kỳ khi dùng thuốc này.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt dấu hiệu bệnh thủy đậu và tay chân miệng
Cha mẹ cần để ý giữ gìn không cho trẻ vận động quá sức kẻo cơn hen tái phát
Ngoài việc cho trẻ uống thuốc phòng ngừa bệnh hen dài hạn, cha mẹ cũng cần làm những việc sau để ngăn chặn bệnh hen tái phát:
– Khi thời tiết trở lạnh hoặc giao mùa, hạn chế cho trẻ ra ngoài chạy nhảy nhiều
– Mỗi khi đưa trẻ ra ngoài cần phải cho trẻ đeo khẩu trang. Nếu thời tiết lạnh, cần phải đeo khăn quàng, mặc quần áo, đi tất ấm để giữ không cho trẻ bị cảm lạnh
– Khi trong đường thở có dịch nhầy thì cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ấm để tan đờm và bảo vệ cổ họng
– Giữ gìn, vệ sinh không gian sống, thường xuyên giặt chăn màn, lau dọn nhà cửa, hút bụi và dùng máy lọc không khí để giữ cho không khí trẻ hít thở hàng ngày luôn sạch nhất có thể
– Nếu trẻ chớm xuất hiện những dấu hiệu của bệnh hen thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh hen phế quản trẻ nhỏ. Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với nhiều bậc phụ huynh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.