Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh và cách chữa

Nhận biết những biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh từ sớm để có thể kịp thời đưa ra những cách điều trị, chăm sóc trẻ kịp thời là phương án hữu hiệu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Đồng thời chữa trị sớm cũng giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể xảy ra cho trẻ.

Bạn đang đọc: Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh và cách chữa

1.Tổng quan bệnh cảm lạnh ở trẻ và nguyên nhân do đâu

Những trẻ nhỏ trong độ từ vài tháng đến 2 tuổi có thể thường xuyên bị cảm lạnh vì đây là bệnh lý khá phổ biến.

Theo thống kê, có khoảng trên dưới 200 loại virus có thể là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh cho trẻ. Trong số đó, virus rhino có thể là thủ phạm chính gây ra nhiều vụ cảm lạnh nhất ở trẻ. Khi điều trị cảm lạnh thường không dùng đến kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Trừ những trường hợp trẻ bị biến chứng, bội nhiễm.

Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh và cách chữa

Bệnh cảm lạnh xảy ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ

Nếu cha mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ tại nhà thì bệnh cảm lạnh không quá đáng lo ngại vì đây cũng là một trong những bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy con mình bị cảm lạnh. Thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ bị biến chứng sau khi mắc cảm và chuyển nặng thành những bệnh lý phức tạp hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Vậy, nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị cảm lạnh?

Như đã nói ở trên, virus là nguyên nhân chính và chủ yếu gây ra bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Các virus gây bệnh có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể của trẻ hoặc gián tiếp gây bệnh cho trẻ thông qua việc lây lan giữa người bệnh và người không bệnh.

Virus khi xâm nhập vào cơ thể của trẻ sẽ nhanh chóng gây ra những kích ứng ở niêm mạc mũi, cổ họng.

Con đường lây lan virus gây cảm lạnh có thể là:

– Qua không khí. Khi một người mắc cảm lạnh ho hoặc hắt hơi ra bên ngoài, một lượng virus sẽ bắn từ miệng người bệnh ra và đi vào trong không khí. Nếu trẻ tình cờ hít thở phải bầu không khí có những loại virus này thì khả năng bị nhiễm bệnh là không nhỏ, nhất là với những trẻ có đề kháng kém.

– Chạm vào các đồ vật chứa virus gây bệnh. Trẻ con thường có thói quen chạm vào rất nhiều đồ vật xung quanh mình, sau đó cho tay lên miệng, mũi, mắt. Virus sẽ từ đó theo vào cơ thể trẻ gây ra bệnh. Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ và không cho tiếp xúc với người bị bệnh.

Trẻ em thường có nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn so với người lớn do:

– Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa tiếp xúc nhiều với các loại virus nên việc chống chọi lại chúng không hề dễ dàng. Vì vậy, đa số trẻ sẽ bị “hạ gục” bởi các loại virus, từ đó khiến cho trẻ dễ bị bệnh hơn.

– Thời tiết hanh và khô lạnh có thể là điều kiện thúc đẩy các bệnh về đường hô hấp phát triển nhanh. Do thời tiết khiến cho niêm mạc mũi nhạy cảm, dễ kích ứng và gây viêm hơn.

– Trẻ thường tiếp xúc gần với bạn bè mỗi khi đi học. Đây chính là cơ hội khiến trẻ bị nhiễm bệnh nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

2. Biểu hiện và những biến chứng của bệnh cảm lạnh ở trẻ

2.1. Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh gồm những gì?

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh cảm lạnh khá giống với cảm cúm. Đó là:

– Hắt hơi thường xuyên

– Sổ mũi. Mũi trẻ xuất hiện những dịch mũi khiến cho trẻ khó thở, khó chịu. Dịch mũi ban đầu có thể ở dạng lỏng, trong. Với những trẻ lớn có thể dễ dàng xì mũi ra dịch. Nếu sau đó trẻ không được vệ sinh mũi sạch sẽ và đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và dịch mũi chuyển từ lỏng sang đặc, từ trong sang vàng hoặc xanh.

Tìm hiểu thêm: Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị viêm họng cho trẻ?

Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh và cách chữa

Dấu hiệu cảm lạnh khá tương đồng với nhiều bệnh khác ở trẻ

– Sốt. Thông thường khi bị cảm lạnh, trẻ đa phần không sốt quá cao. Nhiệt độ cơ thể chỉ từ 38 độ trở lên. Nếu trẻ bị sốt cao hơn thì cần nghĩ đến khả năng trẻ bị cúm mùa.

– Đường hô hấp trên bị viêm long. Kể từ khi bị nhiễm bệnh khoảng 1 đến 3 ngày, trẻ sẽ có những dấu hiệu của viêm mũi họng như ho đờm, nghẹt mũi, chảy mũi, ngáy khi ngủ,…

– Biếng ăn: Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ khó thở do nghẹt mũi, ho, thở nhiều bằng miệng nên ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, dẫn đến trẻ chán ăn, không muốn ăn.

– Trẻ bị nôn do nuốt nhiều dịch mũi họng vào bụng hoặc do đờm nhớt mắc nhiều ở cổ họng nên thức ăn không thể đi xuống dạ dày trôi chảy được. Chỉ cần trẻ ho nhiều có thể khiến lượng đờm bị nôn ra ngoài cùng với thức ăn. Nếu trẻ chỉ bị nôn nhẹ, quan sát trong chất nôn có đờm nhớt thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Có thể cho trẻ nghỉ ngơi từ 30 phút rồi sau đó cho trẻ ăn bù lại. Lưu ý, cho trẻ ăn những đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, không ăn đồ dầu mỡ hoặc khó tiêu.

2.2. Cảm lạnh có nguy hiểm không và có thể có biến chứng gì?

Nếu trẻ bị cảm lạnh dài ngày có thể dẫn đến những biến chứng như:

– Viêm xoang

– Nhiễm trùng tai

– Nhiễm trùng cổ họng

– Viêm phổi

Vậy, khi nào cảm lạnh mà cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Tuy là bệnh phổ biến, thường gặp và nhanh khỏi nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan khi con mình bị cảm lạnh bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm nếu trẻ không được sớm điều trị. Cần cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu:

– Trẻ dưới 3 tháng. Những dấu hiệu của cảm lạnh với cảm cúm hoặc các bệnh hô hấp khác có thể tương tự nhau. Chính vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều,… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để bác sĩ đưa ra những phương án điều trị sớm cho trẻ, giúp bệnh không thể tiến triển nặng và nhanh hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh và cách chữa

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị đậu mùa là bệnh gì?

Nên đưa trẻ đi khám nếu thấy những dấu hiệu bệnh chuyển biến không tốt

– Với những trẻ trên 3 tháng tuổi, nếu nhận thấy những dấu hiệu như sau, cha mẹ cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám:

+ Trẻ bị sốt cao đi kèm với những nốt phát ban

+ Môi nhợt nhạt, da tái xanh

+ Đi tiểu ít

+ Khó thở (biểu hiện qua việc thở nhanh, lồng ngực lõm)

+ Ho dai dẳng

+ Nôn trớ nhiều lần trong ngày

+ Tiêu chảy

+ Mắt đỏ, nhiều gỉ mắt màu xanh

+ Quấy khóc nhiều với tần suất tăng lên

+ Những dấu hiệu của cảm lạnh đột nhiên tăng nặng hơn, thậm chí đã có lúc giảm nhẹ, bỗng quay trở lại.

3. Điều trị cảm lạnh cho trẻ tại nhà ra sao?

Nếu không muốn trẻ gặp các biến chứng và những dấu hiệu bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cha mẹ cần chú ý cách chăm sóc cho trẻ tại nhà như sau:

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc những loại thức ăn lỏng như sữa hoặc cháo, súp, nước hoa quả,…

– Vệ sinh mũi. Việc này sẽ giúp lấy bớt lượng dịch trong mũi trẻ, khiến trẻ đỡ khó thở và không cần thở bằng miệng nữa. Có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý pha sẵn bằng cách nhỏ hoặc xịt nước muối vào mũi rồi hút ra với trẻ nhỏ hoặc hướng dẫn trẻ xì ra. Dùng giấy sạch cuốn bấc sâu kèn để giúp trẻ lấy dịch bẩn trong mũi ra.

– Giúp trẻ giảm ho bằng các bài thuốc từ dân gian như: quất chưng đường phèn, chanh đào ngâm mật ong, hẹ chưng đường phèn, hoa hồng trắng hấp cách thủy, v…v…

– Chú ý đến đồ cho trẻ ăn:

+ Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dạng lỏng như cháo gà, súp giúp trẻ cảm thấy dễ ăn hơn. Những đồ ăn dạng lỏng còn có tác dụng hỗ trợ làm sạch đường hô hấp, thuyên giảm tình trạng nghẹt mũi tốt hơn so với những loại đồ ăn khô. Cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn đồ ăn ở dạng ấm nóng, giúp làm dịu tình trạng cảm lạnh, thay vì cho trẻ ăn những đồ nguội và lạnh. Có thể cho thêm vào thức ăn của trẻ những loại nguyên liệu như hành và gừng, loại thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch nếu như trẻ ăn được.

+ Cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, cải xoăn, hành … để chống lại các cơn cảm lạnh

+ Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày một hộp sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa và miễn dịch được cải thiện.

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh là trường hợp khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh tình của trẻ có thể trở nên nặng hơn và xảy ra các biến chứng không mong muốn. Cha mẹ nên để ý cách chăm sóc con và nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh có những biến chuyển không tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *