Trẻ 3 tuổi bị táo bón là tình trạng phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị táo bón là gì và những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?
Bạn đang đọc: Trẻ 3 tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 3 tuổi táo bón là gì?
Để có phương pháp điều trị táo bón hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ táo bón là gì? Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể kể đến mà cha mẹ cần lưu ý:
1.1 Trẻ 3 tuổi bị táo bón do chế độ ăn uống không hợp lý
Trẻ ăn quá nhiều thức ăn khô, nhiều đường và giàu đường, ít chất xơ sẽ khiến cho cơ thể của bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước cũng sẽ khiến cho phân của trẻ bị rắn chắc và gây ra tình trạng trẻ táo bón.
1.2 Trẻ 3 tuổi bị táo bón do trẻ ít vận động
Theo thống kê, những trẻ lười vận động, thường xuyên chỉ ở trong nhà xem tivi, chơi game, điện thoại… thì sẽ khiến nhu động ruột hoạt động kém. Đây là một trong những nguyên nhân thường khiến cho trẻ tuổi bị táo bón phổ biến nhất hiện nay.
1.3 Trẻ bị táo bón do thói quen nhịn đi ngoài
Trẻ bị táo bón có thể là do thói quen trẻ nhịn đi ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho đại tràng của trẻ hấp thụ những chất lỏng dư thừa và làm cho phân cứng và khó đào thải hơn. Thông thường, trẻ nhịn đi ngoài nhiều thường xuất phát từ lý do như: sợ bẩn, sợ đau, mải chơi…
1.4 Do tác dụng phụ của các loại thuốc
Trẻ sử dụng các loại thuốc có chứa axit, thuốc gây mệ, thuốc kháng cholinergic, thuốc trầm cảm… là những loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ là khiến cho trẻ bị táo bón.
1.5 Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra khi đường ruột của trẻ bị thay đổi cách thức hoạt động và làm cho đại tràng và cơ hậu môn đào thải phân chậm dẫn đến tình trạng táo bón. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn khi trẻ thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.
Trẻ 3 tuổi bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 3 tuổi bị táo bón
Để có thể phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời bệnh táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây.
– Trẻ giảm tần suất đi ngoài: Thông thường, trẻ em 3 tuổi bị táo bón sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Cũng có những trường hợp số lần đi ngoài giảm nhưng phân vẫn mềm đẹp thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, những bé mà vẫn đi vệ sinh hàng ngày nhưng phân ít và cứng, khó khăn thì vẫn có thể là bị táo bón. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát để kết hợp với các dấu hiệu nhận biết khác.
– Thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường: Trẻ bị táo bón sẽ có thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường, lúc này phân của trẻ sẽ khô, cứng và gây khó khăn cho việc trẻ rặn.
– Trẻ có tâm lý sợ khi đi ngoài: Trẻ bị táo bón thường sẽ có nhiều biểu hiện khi đi vệ sinh như: sợ sệt mỗi khi đi, toát mồ hôi, căng thẳng, đỏ mặt…
– Tính chất phân thay đổi: Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng phân của trẻ qua tính chất của phân. Nếu phân khô, cứng, lổn nhổn như phân dê, vón cục, dạng xúc xích có vết rạn thì có thể trẻ đang bị táo bón. Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón phân sẽ kèm máu, do hậu môn bị nứt kẽ và rách trong quá trình trẻ rặn.
Những dấu hiệu này thường sẽ dễ phát hiện khi cha mẹ chăm sóc trẻ. Đặc biệt, khi bị táo bón trẻ sẽ có dấu hiệu: mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, lười ăn… Do đó, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị táo bón thường sẽ có nhiều biểu hiện khi đi vệ sinh như: sợ sệt mỗi khi đi, toát mồ hôi, căng thẳng, đỏ mặt…
3. Những phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ 3 tuổi táo bón
Sau khi xác định tình trạng của trẻ và nguyên nhân gây ra bệnh, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp để cải thiện và điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi bằng các biện pháp dưới đây:
3.1 Điều trị qua chế độ ăn uống
Để cải thiện tình trạng táo bón, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ bằng các bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, magie, kẽm, tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả, bổ sung vitamin và khoáng chất.
3.2 Điều trị táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé là điều cần thiết mẹ cần thực hiện ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc táo bón: tăng cường cho trẻ vận động, xoa bóp massage bụng cho trẻ trước khi trẻ đi vệ sinh…
Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám tiêu hóa để được các bác sĩ có trình độ chuyên môn xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: “Mách” mẹ cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả
Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám tiêu hóa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị
4. Những lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi
Khi trẻ 3 tuổi táo bón, cha mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:
– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc xổ hay thụt hậu môn cho trẻ khi chưa có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
– Hạn chế cho trẻ dùng thịt đỏ, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa vì các thực phẩm này có thể gây khó tiêu và khiến cho tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng.
– Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đạm, trẻ 3 tuổi nên duy trì lượng đạm từ 150g đến 200g thức ăn chứa chất đạm như: trứng, cá, thịt, tôm… vì điều này sẽ khiến cho phân của trẻ bị khô cứng.
– Không nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm có chứa chất cafein như: socola, nước ngọt có ga…
– Tăng cường cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh quai bị có nguy hiểm không?
Hạn chế cho trẻ dùng thịt đỏ, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa vì các thực phẩm này có thể gây khó tiêu và khiến cho tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về về nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp khi tình trạng táo bón ở mức độ nhẹ. Nếu trẻ 3 tuổi táo bón dài ngày và cha mẹ đã áp dụng các phương pháp điều trị nhưng không cải thiện thì lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.