Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị táo bón do chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Muốn điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả cần phải thay đổi những thói quen cũng như điều chỉnh ăn uống hàng ngày của trẻ.

Bạn đang đọc: Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

1. Táo bón và dấu hiệu trẻ bị táo bón

1.1. Tình trạng trẻ bị táo bón nghĩa là gì?

Khi trẻ gặp tình trạng đi tiêu với tần suất ít hơn bình thường (3 ngày mới đi 1 lần), khi đi ngoài trẻ cảm thấy đau đớn và khó khăn thì tức là trẻ đang bị táo bón. Tình trạng này xảy ra khi phân di chuyển trong đường tiêu hóa quá chậm khiến cho phân bị mất nước, dần trở nên khô cứng lại với kích thước to hơn và rất khó để tống ra ngoài cơ thể trẻ.

Nếu trường hợp trẻ đi ngoài với tần số thấp, 2-3 ngày/ lần nhưng tính chất phân vẫn mềm, có khuôn thì không được coi là bị táo bón.

Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Táo bón khiến trẻ bị sợ hãi mỗi lần đi ngoài

Tình trạng táo bón làm cho phân ở trong đường tiêu hóa quá lâu, khiến cho ruột hấp thụ lại những chất độc hại có trong phân vào cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Chính vì vậy, bệnh táo bón cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

1.2. Dấu hiệu bệnh

Nếu trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu rất đặc trưng như:

– Đau bụng

– Chướng bụng

– Đầy hơi

– Tính chất phân khô và cứng

– Trong phân thấy có lẫn máu có thể do hậu môn bị rách

– Trẻ sợ hãi khi đi tiêu

– Căng thẳng và khó chịu mỗi khi đại tiện

– Trẻ thường phải rặn hơi dài hoặc rặn nhiều mặt đỏ lên nhưng vẫn chưa thể ra phân

– Phát ra âm thanh khi rặn

Đôi khi có trường hợp trẻ đã bị táo bón quá lâu nên lượng phân kẹt trong đại tràng quá nhiều khiến cho lượng phân lỏng hơn sẽ đào thải ra trước khiến cho nhiều cha mẹ nhầm tưởng con bị tiêu chảy. Trong khi thực tế con lại đang bị táo bón.

2. Nguyên nhân và mách nhỏ cách điều trị táo bón

2.1. Trẻ bị táo bón do đâu?

Thực tế, trẻ bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân như:

– Do thói quen nhịn, không chịu đi tiêu ngay khi có cơn buồn đại tiện. Những trẻ lớn khi đang mải chơi, không muốn cuộc chơi bị gián đoạn nên thường có xu hướng nhịn đi tiêu. Nhiều trẻ khi đi ra ngoài lại sợ cảm giác đại tiện ở những nơi công cộng, nên trẻ không thể đi tiêu được. Việc này sẽ khiến cho phân bị đọng lại nhiều trong đại tràng và trở nên khô cứng hơn, to hơn nên rất khó để tống ra bên ngoài. Lúc đi ngoài trẻ sẽ phải rặn nhiều, dùng nhiều sức hơn, thậm chí trẻ có thể bị đau đớn, khó chịu nên dẫn đến tâm lý trẻ lại càng muốn nhịn hơn để không phải đau mỗi khi đi ngoài. Nhịn đi tiêu rồi bị táo bón sẽ là một vòng tròn lặp đi lặp lại khiến cho căn bệnh táo bón ở trẻ trở nên khó chữa và dai dẳng hơn.

Tìm hiểu thêm: Trị táo bón cho bé: các thực phẩm không thể bỏ qua

Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Điều chỉnh lại chế độ ăn để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ

– Do trẻ ăn uống chưa hợp lý. Những trẻ bước từ giai đoạn cai sữa sang ăn dặm có thể bị táo bón do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn trẻ đã ăn. Ngoài ra, những trẻ ăn dặm do ăn ít chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống không đủ nước cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ táo bón.

– Do một số yếu tố bên ngoài như: khi trẻ đi du lịch, do thay đổi thời tiết, khí hậu, môi trường sống khiến trẻ cảm thấy căng thẳng khó chịu nên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến trẻ bị táo bón.

– Do trẻ bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc điều trị, khi đó chức năng của ruột sẽ bị ảnh hưởng và trẻ dễ bị táo bón hơn.

– Yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Theo các nghiên cứu, nếu trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ thường xuyên bị táo bón thì khả năng cao trẻ cũng bị táo bón. Điều này có thể do di truyền nhưng cũng có thể do trẻ có cùng nếp sinh hoạt với những người trong gia đình mình.

2.2. Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ nhỏ

Nếu trẻ gặp hiện tượng táo bón, cha mẹ cần nhanh chóng xác định nguyên nhân tại sao trẻ bị táo bón, nếu do chế độ ăn thì điều chỉnh lại chế độ ăn, nếu do thói quen sinh hoạt thì thay đổi cách sinh hoạt. Cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa để chấm dứt tình trạng táo bón nhanh hơn, tránh kéo dài khiến trẻ sợ đi ngoài.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau khi điều trị táo bón cho con:

– Bù nước

Thiếu nước có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón. Việc táo bón khiến cho trẻ bị chướng bụng nên không muốn uống thêm nước vào người. Vòng tròn lặp lại này sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Cha mẹ cần để ý bổ sung nhiều nước cho trẻ, trước cả khi trẻ bị táo bón.

Mách nhỏ cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Nên đưa con đi khám để được kê một số loại thuốc hỗ trợ táo bón

– Bổ sung xơ trong thực đơn ăn uống của trẻ

Chất xơ giúp hỗ trợ khả năng vận động của ruột, giúp phân di chuyển trong đại tràng dễ dàng hơn. Chất xơ thường có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả, ngũ cốc,…
Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan, không hòa tan. Mẹ có thể linh động bổ sung giữa hai loại chất xơ này để có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón của mình.

– Thêm vào cơ thể trẻ những loại lợi khuẩn đường ruột

Đôi khi việc trẻ bị táo bón lại do trẻ bị mất cân bằng đường ruột. Cha mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua hay men vi sinh,…

– Thường xuyên khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao

Vận động thường xuyên có thể giúp ruột trẻ chuyển động nhiều hơn, giúp phân được tống đẩy ra bên ngoài dễ hơn, làm giảm các triệu chứng của táo bón. Nên cho trẻ hoạt động thể chất từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày.

– Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn. Hàng ngày hãy quy định giờ đi vệ sinh để trẻ có thói quen đi tiêu theo giờ, tránh tình huống trẻ nhịn đi tiêu.

– Mát xa bụng

Dùng những động tác xoa bụng để kích thích nhu động ruột, giúp phân được tống đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin về chứng bệnh táo bón cũng như cách để điều trị bệnh cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng cho con mình mỗi khi trẻ bị táo bón.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *