Trẻ hay quấy khóc ban đêm: Mách mẹ cách xử trí

Trẻ hay quấy khóc ban đêm gây ra căng thẳng, mệt mỏi cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người làm cha mẹ lần đầu, khi không biết nguyên nhân vì sao bé khóc, làm thế nào để bé ngừng khóc. 

Bạn đang đọc: Trẻ hay quấy khóc ban đêm: Mách mẹ cách xử trí

Vậy thì bạn có thể yên tâm rằng mình không cô đơn đâu! Tình trạng trẻ hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm xảy ra ở rất nhiều trẻ trong giai đoạn lọt lòng. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để vượt qua giai đoạn đầy thử thách này. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc ban đêm?

Giai đoạn dưới 8 tuần tuổi, rất nhiều bé hay quấy khóc, và thường gặp là vào ban đêm. Điều này được cho là bình thường bởi bé đang làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tình trạng này sẽ giảm dần khi bé lớn hơn, lúc đó bé đã thích nghi được với môi trường, ông bà và bố mẹ cũng đã nắm bắt được thói quen của bé, do vậy sẽ chăm sóc bé tốt hơn.

Trẻ hay quấy khóc ban đêm: Mách mẹ cách xử trí

Trẻ hay quấy khóc ban đêm không chỉ ảnh hưởng chính tới sự phát triển của bé mà còn khiến ba mẹ mệt mỏi, căng thẳng.

Những nguyên nhân sau đây có thể là chính là “thủ phạm” khiến bé độ ngột quấy khóc vào buổi tối: 

– Bé đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt: Khi trẻ trải qua các giai đoạn này (thường xảy ra vào khoảng 2 – 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng), bé nhanh đói hơn và muốn ăn nhiều hơn. Nếu mẹ vẫn giữ cữ ăn của bé như cũ thì rất có thể bé bị đói và quấy khóc.

– Sữa mẹ chảy chậm hơn vào ban đêm: Thành phần của sữa mẹ thay đổi vào ban đêm là nguyên nhân khiến sữa chảy chậm hơn. Sự thay đổi của lượng sữa sẽ khiến bé cáu kỉnh.

– Bé bị đầy hơi: Nhiều trẻ gặp tình trạng đầy hơi, không thể đẩy được phân ra ngoài, khiến bé rất khó chịu và quấy khóc chính là cách bé thể hiện với bố mẹ.

– Trẻ mệt mỏi: Nhiều người cho rằng giữ cho bé thức thật lâu để bé ngủ được giấc dài hơn. Tuy nhiên, vào cuối ngày khi con đã thức quá lâu mà không được một giấc ngủ ngon, trẻ sẽ rất mệt mỏi và sinh ra quấy khóc.

– Em bé bị kích thích quá mức. Hệ thần kinh kém phát triển của em bé nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và những thay đổi trong môi trường xung quanh. Chẳng hạn như khi bạn tắt điện phòng nhưng vẫn bật tivi, thì ánh sáng và âm lượng tivi cũng có thể làm bé khóc. 

Tìm hiểu thêm: Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ hay quấy khóc ban đêm: Mách mẹ cách xử trí

Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh… Do vậy, hãy chuẩn bị phòng ngủ cho bé yên tĩnh, tắt điện… giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Nhìn chung, trẻ quấy khóc đêm trong những tuần đầu mới lọt lòng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, kéo dài, có thể liên quan tới nguyên nhân bệnh lý, ba mẹ cần đưa bé đi khám.

2. Các trường hợp trẻ khóc bất thường, cha mẹ cần đưa bé đi khám

– Bé khóc từ 3 giờ trở lên, 3 ngày 1 tuần, và kéo dài trên 3 tuần. Tình trạng này báo động bé đang gặp một vấn đề bệnh lý nào đó cần điều trị chẳng hạn như bé bị dị ứng với protein sữa bò. Ba mẹ nên cho bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác. 

– Trẻ sơ sinh quấy khóc, không rõ nguyên nhân, co 2 đầu gối gập vào bụng. Đây là biểu hiện của cơn đau bụng sinh lý, thường kéo dài 1 – 2 giờ. Tình trạng này có thể diễn ra vào cùng một thời điểm trong ngày.  

– Bé khóc kéo dài, khóc nhiều về đêm có thể liên quan tới bệnh còi xương. Bệnh lý này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, trẻ hay quấy khóc ban đêm, tóc rụng hình vành khăn, thường xuyên ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng… Ba mẹ lưu ý nên bổ sung đầy đủ Vitamin D cho bé, và cần tắm nắng mỗi ngày. Khi bé có triệu chứng của bệnh còi xương, hãy cho con đi khám để được tư vấn điều chỉnh.

– Trẻ khó dữ dội, có biểu hiện nôn, ưỡn người, bỏ bú… có thể là dấu hiệu của bệnh lồng ruột. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường, cha mẹ hãy đưa con đi khám ngay lập tức vì tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời.

3. Khi nào trẻ sẽ hết quấy khóc đêm?

Theo sự tăng trưởng của bé, trẻ sẽ khóc vào buổi tối và ban đêm nhiều hơn khi được 2  – 3 tuần tuổi. Thời gian này tương ứng với một đợt tăng trưởng mới của bé. Đỉnh điểm của chứng quấy khóc đêm sẽ xảy ra vào lúc 6 tuần. 

Khi bé được 3 – 4 tháng tuổi trở lên, tình trạng quấy khóc đêm sẽ giảm hẳn, do vậy phụ huynh không nên quá lo lắng.

4. Mách mẹ cách làm giảm tình trạng trẻ hay quấy khóc đêm

Trẻ hay quấy khóc ban đêm: Mách mẹ cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn phụ huynh cách trị tiêu chảy cho trẻ đơn giản, hiệu quả

Mẹ hãy ôm bé vào lòng, vỗ về bé khi bé khóc.

Việc xoa dịu một đứa trẻ hay quấy khóc có thể giống như một điệu nhảy phức tạp mà bạn sẽ không bao giờ thành thạo được. Bạn có thể thấy rằng những kỹ thuật dỗ bé vào hôm nay có thể sẽ không có hiệu quả trong ngày mai. Tuy nhiên, bạn đừng lo, dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số cách để giúp bé ngừng khóc. 

– Hãy ôm bé vào lòng: Điều này sẽ giúp an ủi bé, có thể giúp trẻ cảm thấy yên tâm và nín khóc. 

– Cùng bé đi dạo. Thay đổi môi trường không chỉ giúp bé ngừng khóc, mà còn giúp bạn thoải mái hơn, giảm căng thẳng khi nghe tiếng con khóc. 

– Giảm tất cả các yếu tố gây kích thích. Tắt đèn, giảm tiếng ồn và quấn chũn để giúp ổn định hệ thần kinh của bé, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. 

– Mát-xa cho bé. Đây là một cách tuyệt vời để bé thư giãn và giúp mẹ gắn kết với bé. Bạn hãy sử dụng một số loại dầu phù hợp với làn da mỏng manh của bé để thêm hiệu quả nhé. 

– Làm dịu tiếng khóc bằng âm thanh. Tiếng ồn trắng, tiếng nhạc nhẹ du dương đều là những cách hiệu quả để xoa dịu trẻ. Bạn có thể ngạc nhiên với sự thay đổi của bé. 

– Thay đổi tư thế cho con bú. Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa và sự thoải mái của trẻ. 

– Vỗ ợ hơi cho bé trong trường hợp bé bị ợ hơi: Mẹ hãy dành thời gian để vỗ ợ hơi cho bé ngay sau khí bé bú, giúp con dễ chịu hơn. Mẹ cũng nên xem xét lại chế độ ăn uống của mình, và hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi như các loại rau họ cải. 

Tóm lại, trẻ hay quấy khóc ban đêm sẽ khiến mẹ rất mệt mỏi nhưng có rất nhiều cách chúng ta có thể thử để xoa dịu bé. Và điều quan trọng, mẹ hãy nhớ rằng, khoảng thời gian này cũng sẽ trôi qua nhanh. Mẹ có thể nhờ thêm người trợ giúp để bớt vất vả hơn trong khoảng thời gian này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *