Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Rôm sảy là tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đó là những nốt mụn nước xuất hiện dưới da và cả ở mặt,  gây cảm giác ngứa rát cho trẻ. Rôm sảy có thể tái đi tái lại nhiều lần, khiến bé ngứa ngáy, đau rát hoặc thậm chí gây nhiễm trùng và mưng mủ. Vậy mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Bạn đang đọc: Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy ở mặt

Tình trạng rôm sảy xuất hiện ở trẻ sơ sinh là do các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm có:

– Ống dẫn mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh:

Chính vì ống dẫn mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi của bé không được thoát ra ngoài. Mồ hôi tích tụ dưới da, bị bụi bặm, tế bào chết bịt kín. Từ đó gây ra tình trạng ứ động, bít tắc và rôm sảy. Đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ thời tiết nắng nóng làm cho bé bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Điều này sẽ khiến tình trạng trở nên phổ biến hơn.

– Mẹ cho bé mặc nhiều quần áo:

Vào mùa đông, mẹ chỉ nên cho bé mặc vừa đủ ấm và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé. Việc mặc quá nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn cho con đôi khi cũng làm cho bé bị toát mồ hôi, làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

– Khi bé ốm sốt:

Khi ốm sốt, thân nhiệt bé tăng cao, khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn và gây ra tình trạng rôm sảy.

– Sản phẩm tắm gội, giặt và xả vải không phù hợp:

Sản phẩm tắm gội hoặc sản phẩm giặt và xả vải chứa nhiều hóa chất gây kích ứng cho da của bé như chất tạo mùi, chất tẩy rửa, chất bảo quản… Khi làn da mỏng manh của bé tiếp xúc phải sẽ bị kích ứng, mẩn đỏ.

Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn.

2. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt nên điều trị như thế nào?

Tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh thực tế không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách điều trị, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn. Do đó, khi thấy bé bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh, mẹ hãy áp dụng các cách sau:

2.1. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

2.1.1 Các phương pháp dân gian

Ngoài những chỉ định của bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để giúp con mau khỏi bệnh như lá trà xanh, trái khổ qua (mướp đắng), lá kinh giới, lá tía tô… Đây đều là các loại thực vật an toàn, lành tính, có công dụng kháng khuẩn và làm dịu các nốt mẩn đỏ, phù hợp để dùng cho bé.

2.1.2 Lưu ý khi áp dụng

Trước khi áp dụng phương pháp này, mẹ đừng quên thử một lượng nhỏ các loại lá này lên trên da của bé. Điều này để kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không. Nếu sau vài giờ, không thấy xuất hiện dị ứng hay vấn đề bất thường nào ở vùng da vừa được thử thì mẹ hẵng cho bé dùng nhé.

Để đảm bảo an toàn cho bé yêu, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Rửa sạch các loại lá bằng nước muối để loại bỏ sạch bụi bẩn trước khi đem đi xay và đun sôi.

– Chỉ sử dụng các sản phẩm phù hợp với cơ địa của bé để làm sạch trước khi dùng lá tắm.

– Tắm lại người cho bé bằng nước sạch sau khi tắm lá. Điều này để hạn chế bột hoặc vụn lá còn sót lại trên da gây nhiễm khuẩn.

– Trong nước tắm của con, mẹ không cần dùng quá nhiều muối hoặc chanh vì sẽ da của bé trở nên nhạy cảm hơn, dễ kích ứng hơn.

– Không dùng nước lá tắm khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, sưng đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng nặng.

Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Các phương pháp dân gian cũng sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị rôm sảy

2.2. Điều trị cho trẻ bị rôm sảy ở mặt bằng phương pháp khác

Một số phương pháp sau cũng có khả năng xoa dịu những cơn ngứa rát, khó chịu:

– Làm mát cho da bé:

Khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẹ vẫn hãy tắm cho bé nhưng bằng nước ấm. Sau đó, ta sử dụng khăn mềm để lau người. Cách này sẽ giúp làm mát da bé. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí, bật quạt khi trời nóng bức hoặc chườm nước mát lên mặt và các vùng bị rôm sảy.

– Thoa kem trị rôm sảy:

Trên thị trường có bán rất nhiều loại kem trị rôm sảy. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại kem phù hợp với cơ địa của bé nhé.

– Sử dụng các loại sản phẩm tắm dịu nhẹ:

Cũng như kem trị rôm sảy, mẹ cũng đừng quên xin ý kiến bác sĩ về các loại sản phầm tắm. Điều này để tránh cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do sản phẩm không phù hợp.

– Chọn kỹ sản phẩm giặt và xả

Cuối cùng, việc chọn bột giặt, nước giặt hay nước xả vải cũng rất quan trọng. Quần áo là đồ vật tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với làn da bé. Nếu mẹ sử dụng sản phẩm giặt và xả không phù hợp sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn

Nếu thấy bệnh không đỡ hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da cho trẻ

3. Phòng ngừa rôm sảy cho bé

Để phòng ngừa bệnh rôm sảy cho con yêu, mẹ hãy lưu ý những điều sau:

– Giữ cho da bé luôn được sạch sẽ, khô ráo.

– Cho bé ngủ và nghỉ ở không gian thoáng đãng, mát mẻ.

– Thoa kem dưỡng ẩm và thường xuyên làm mát cho da bé.

– Cho bé mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.

– Hạn chế mặc quá nhiều quần áo quá nhiều hay quấn bé quá nhiều lớp chăn

– Dùng máy lọc không khí, quạt và điều hòa không khí ở nhiệt độ phù hợp.

– Không cho bé ra ngoài nắng. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là thời điểm nắng gắt và có hại nhất.

– Không cần dùng quá nhiều phấn rôm hoặc kem trên da bé vì dễ làm bít tắc lỗ chân lông

– Lựa chọn các sản phẩm tắm, giặt cũng như nước xả vải dành riêng cho da em bé.

Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

>>>>>Xem thêm: Sốt mọc răng mấy ngày thì hết? Cha mẹ làm gì để con yêu dễ chịu hơn?

Dùng máy lọc không khí, quạt hay điều hòa ở nhiệt độ phù hợp giúp trẻ dễ chịu hơn, phòng ngừa rôm sảy

Có thể nói, những thông tin trên đây đã phần nào giúp các mẹ hiểu hơn về bệnh rôm sảy trên mặt ở trẻ sơ sinh, cũng như cách điều trị và cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết có ích với các mẹ!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *