Mặc dù viêm mũi trẻ em là tình trạng phổ biến và khá lành tính nhưng nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm tai giữa… Để tránh những biến chứng khó lường của viêm mũi ở trẻ, cha mẹ hãy lưu lại ngay cách phân biệt và điều trị hiệu quả dưới đây!
Bạn đang đọc: Phân biệt viêm mũi trẻ em cách điều trị hiệu quả
1. Viêm mũi ở trẻ là bệnh như thế nào?
Viêm mũi ở trẻ là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, đề kháng kém, miễn dịch yếu, cơ địa nhạy cảm… bởi nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là vi khuẩn, virus, các tác nhân dị ứng.
Biểu hiện điển hình của tình trạng viêm mũi ở trẻ là chảy nước mũi (trong/đục, xanh hoặc vàng), sổ mũi, ngạt mũi, mũi khô rát, ho… do phần niêm mạc trong mũi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm kích thích, bị viêm, đỏ và dẫn đến tăng tiết dịch mũi.
Viêm mũi trẻ em là bệnh liên quan đến hô hấp khá phổ biến
Bên cạnh đó viêm mũi trẻ em cũng có các dấu hiệu như các bệnh liên quan đến hô hấp do vi khuẩn, virus tấn công như:
– Sốt: là biểu hiện đặc trưng, viêm mũi sẽ khiến trẻ tăng nhiệt độ cơ thể và sốt từ nhẹ đến cao trong vài ngày. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên để phòng ngừa các trường hợp xấu có thể xảy ra.
– Trẻ mất nước, mệt mỏi, chán ăn, không muốn vận động
– Rối loạn tiêu hóa: trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa… khi bị viêm mũi.
Dù biểu hiện khá rõ ràng nhưng viêm mũi lại thường bị nhầm lẫn với một số bệnh liên quan đến hô hấp hoặc do virus, vi khuẩn tấn công khác, điều này dễ khiến nhiều ba mẹ chủ quan, chỉ khi bệnh trở nặng cha mẹ mới đưa trẻ đến khám để biết chính xác nguyên nhân, làm cho việc điều trị khó khăn hơn.
2. Phân biệt viêm mũi ở trẻ
Như chia sẻ ở trên, viêm mũi thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác thường gặp ở trẻ, việc nhầm lẫn này có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, khiến quá trình điều trị không hiệu quả và có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang…
Biết cách phân biệt viêm mũi với các chứng bệnh khác cũng như các loại viêm mũi khác nhau chính là cơ sở để phát hiện sớm cũng như giúp ích không nhỏ trong việc điều trị tình trạng viêm mũi cho trẻ.
2.1 Viêm mũi trẻ em do vi khuẩn, virus
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 chủng virus gây ra bệnh viêm mũi nói riêng và viêm mũi họng ở trẻ. Trong đó phổ biến nhất là các chủng virus thuộc nhóm Rhinovirus – là chủng có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa, dễ bùng thành dịch lớn.
Virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi cho trẻ
Bên cạnh đó, một số loại virus như sởi, cúm hay bệnh hen phế quản… cũng có thể gây ra tình trạng viêm mũi cho trẻ. Cụ thể:
– Nếu trẻ bị cúm, ngoài các triệu chứng viêm mũi kể trên trẻ còn xuất hiện thêm những triệu chứng toàn thân khác như đau người (đầu, xương khớp, cổ…), ho nhiều, chảy nhiều nước mũi nhưng mũi lại khô rát.
– Nếu trẻ bị hen phế quản: Trẻ bị khó thở, khò khè, trong trường hợp nặng trẻ có thể tím tái cơ thể do thiếu oxy. Tình trạng này cha mẹ cần hết sức lưu ý đưa trẻ đến viện để được khám chữa sớm nhất.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, nấm mốc cũng là tác nhân khiến mũi của trẻ bị viêm.
2.2 Viêm mũi ở trẻ do dị ứng
Viêm mũi trẻ em do dị ứng, hay còn gọi là allergic rhinitis hoặc sốt cỏ khô là tình trạng mũi bị viêm nhưng không do vi khuẩn, virus hay nấm mốc mà do những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi trong không khí… tiếp xúc với niêm mạc mũi của trẻ, gây ra dị ứng.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng là hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi… và chúng thường xuất hiện nhanh chóng và giảm dần về buổi tối, nhưng chỉ cần nguyên nhân gây dị ứng vẫn còn thì tình trạng viêm mũi của trẻ sẽ không cải thiện.
2.3 Viêm mũi do dị vật
Cũng không thể loại bỏ nguyên nhân dị vật vô tình rơi vào mũi trẻ như bông, hạt hoa quả, sỏi, hạt đậu, các loại côn trùng và pin (thành phần trong pin có thể gây bỏng hóa học)… khiến niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương và gây viêm.
3. Cách điều trị viêm mũi trẻ em hiệu quả, đúng chuẩn
Viêm mũi không quá nguy hiểm như nhiều bệnh lý khác và cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho trẻ tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó muốn điều trị viêm mũi cho bé đạt hiệu quả cao nhất, việc đầu tiên là hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn.
Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng khi viêm phổi ở trẻ có thể gây giảm tiểu cầu
Gặp bác sĩ sớm nhất để biết chính xác nguyên nhân viêm mũi ở trẻ
Tùy nguyên nhân gây viêm mũi cho trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung, phương pháp điều trị đều sẽ tập trung vào chăm sóc, giảm triệu chứng cũng như giảm tình trạng tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ, từ đó giúp trẻ bớt khó chịu và hồi phục theo thời gian.
Những phương pháp điều trị viêm tai cho trẻ có thể kể đến như:
– Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để phòng ngừa dị ứng như thuốc kháng histamine (nếu nguyên nhân viêm mũi là do dị ứng), thuốc giảm tình trạng phù nề niêm mạc mũi như thuốc co mạch, cường giao cảm tại chỗ… Hoặc thuốc hạ sốt để phòng trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ. Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc này khi có bác sĩ chỉ định và hướng dẫn về liều lượng, thời gian.
– Rửa mũi đúng cách cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc chai xịt nước muối biển sâu.
– Ngăn trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng cũng như tránh để trẻ dùng tay ngoáy mũi.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật về biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Vệ sinh mũi đúng cách có thể phòng ngừa viêm mũi cho trẻ hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên để cha mẹ thực hiện, phòng tránh viêm mũi cho trẻ như:
– Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bằng cách vệ sinh không gian sống, sinh hoạt sạch sẽ, khử khuẩn, lọc không khí, hút bụi thường xuyên.
– Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nhiều nguy cơ bệnh, những nơi ẩm mốc, ô nhiễm.
– Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày
– Tạo thói quen cho trẻ đeo khẩu trang để tránh khói bụi, côn trùng
– Chú ý quan sát trẻ để tránh những dị vật có thể rơi vào mũi của trẻ.
– Tăng đề kháng và miễn dịch cho bé bằng việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như bổ sung sản phẩm tăng đề kháng phù hợp.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng có thể cung cấp kiến thức cho cha mẹ về tình trạng dị ứng của trẻ cũng như cách điều trị và phòng ngừa, giúp trẻ tự tin lớn khôn mỗi ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.