Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đâu là dấu hiệu bệnh đặc trưng?

Bệnh ho gà là một dạng bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể mang lại hệ lụy nguy hiểm vì khả năng lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp. Bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu thông tin về biểu hiện bệnh là việc làm cần thiết để chủ động phát hiện và cho mẹ biết  trẻ bị ho gà phải làm sao, tránh biến chứng không mong muốn.

Bạn đang đọc: Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đâu là dấu hiệu bệnh đặc trưng?

1. Biểu hiện đặc trưng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Ho gà gây ra bởi loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis, lây nhiễm bằng cách tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, mũi của người bệnh trong khi hắt hơi, ho. Chính vì vậy, bệnh ho gà ở trẻ em có xu hướng lây lan nhanh khi ở cùng một môi trường như trường học, siêu thị,…

Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đâu là dấu hiệu bệnh đặc trưng?

Ho gà gây ra bởi loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis, thường lây nhiễm qua đường hô hấp

Bệnh ho gà ở trẻ em có thể kéo dài trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, phát triển theo từng giai đoạn khác nhau:

Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh: thường chưa có biểu hiện rõ rệt, diễn ra trong khoảng từ 6 -10 ngày. Một số bé có một vài triệu chứng khá giống với cảm lạnh thông thường như hắt hơi, ho, chảy nước mũi nhiều, sốt nhẹ… nên cha mẹ rất khó để phát hiện ra.

Tiếp theo là giai đoạn phát bệnh: thường kéo dài 2-6 tuần với biểu hiện nặng hơn:

– Bé bị ho nặng, ho liên tục, có thể hơn 3 tiếng ho/ lần kèm theo chảy nước mắt, nước mũi và mặt tím tái, tĩnh mạch ở cổ nổi đỏ. Sau mỗi cơn ho đờm trắng, dính sẽ xuất hiện.

– Bé gặp hiện tượng thở rít như tiếng gà sau khi ho. Trẻ thường bị khó thở, mệt mỏi, xuất hiện triệu chứng nôn mửa, thở gấp, mí mắt sưng nặng. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bố mẹ sẽ ít nghe thấy âm thanh này.

Cuối cùng là giai đoạn phục hồi, bé sẽ hạ sốt đồng thời những cơn ho giảm dần. Tuy nhiên khi phát triển đến giai đoạn phát bệnh, ho gà rất dễ để lại biến chứng viêm phổi cho trẻ nhỏ khi không được điều trị đúng cách.

2. Cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả ho gà ở trẻ em

2.1 Trẻ bị ho gà phải làm sao? Cách chăm sóc tại nhà

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em: Những lưu ý quan trọng

Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đâu là dấu hiệu bệnh đặc trưng?

Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đối với trường hợp trẻ bị ho gà ở thể nhẹ thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà

Tùy vào từng mức độ bệnh của từng trẻ cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh ho gà khác nhau. Đối với trường hợp trẻ bị ho gà ở thể nhẹ, những cơn ho ít, và ngắn đồng thời trẻ vẫn ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, kết hợp với việc thực hiện những biện pháp sau:

– Không để bé tiếp xúc với các nhân tố có khả năng làm bệnh tiến triển nặng thêm như khói bụi, thuốc lá, lông động vật,…

– Về chế độ dinh dưỡng, mẹ cho bé bú bình thường hoặc có thể tăng cữ bú một ngày cho bé. Đối với những trẻ bước sang  giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn thì cho trẻ ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa và cho ăn ít một vì lúc ngày hệ hô hấp của bé đang bị tổn thương.

– Phụ huynh cần chú trọng việc vệ sinh mũi miệng và thân thể cho trẻ. Sau mỗi lần trẻ ho hãy sử dụng khăn bông mềm sạch và nước muối ấm để vệ sinh.

– Cho trẻ sinh hoạt, nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế các yếu tố kích thích.

– Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học, không nên đi ra ngoài để cách ly trẻ tránh lây bệnh.

Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, điển hình là thời gian ho kéo dài, mặt tím tái, nôn trớ nhiều, thường xuyên khó thở thì cần đưa bé đến điều trị tại bệnh viện để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà.

2.2 Trẻ bị ho gà phải làm sao? Những thực phẩm trẻ nên tránh

Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng giúp bệnh có tiến triển tốt hơn, do đó trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho gà, bố mẹ cần lưu ý một số những thực phẩm nên tránh sau:

– Đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo: những thực phẩm kẹo, bánh, socola,… là “gánh nặng” của dạ dày, có khả năng sản xuất dịch đờm nhiều hơn, góp phần làm cho bệnh ho gà ngày càng nặng hơn, khó chữa hơn.

– Hải sản: những loại hải sản quá nhiều đạm như hàu, cua, cá,… là tác nhân gây ra những kích thích cho trẻ khiến bệnh tình của trẻ ngày càng nặng hơn. Không chỉ có vậy, mùi tanh hải sản có thể khiến nhiều trẻ khó chịu, gây buồn nôn và khó thở.

– Nhóm thực phẩm ướp lạnh dễ dàng làm trẻ bị tắc khí ở phổi, nguyên nhân cho các triệu chứng của bệnh ho gà ngày càng nặng hơn.

– Đồ ăn nhanh: chứa nhiều chất béo sẽ gây ra hiện tượng nóng trong người, dễ bị táo bón, và làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, trẻ sẽ càng mệt mỏi và khó khỏi bệnh.

– Quả thuộc họ quýt vì những loại quả có khả năng khiến lượng đờm và nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên nhanh chóng.

Trẻ bị ho gà phải làm sao? Đâu là dấu hiệu bệnh đặc trưng?

>>>>>Xem thêm: Cẩn thận khi sử dụng kem bôi da có chứa Corticoid cho trẻ

Khi trẻ bị ho gà bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những trái cây họ cam quýt

2.3 Cách phòng ngừa ho gà ở trẻ em

Vì diễn biến của bệnh ho gà khá nhanh và có thể để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, nên phụ huynh cần phải có biện pháp phòng tránh kịp thời, tránh khả năng lây nhiễm cao:

– Cách phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ nhỏ tốt nhất là tiêm phòng vắc xin ho gà, hiệu quả phòng tránh bệnh lên đến 90%.

– Khi thấy trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh, phụ huynh cần cách ly ngay, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác đặc biệt là những bé chưa được tiêm phòng vắc xin.

– Nếu gia đình có người bị ho gà cần cách ly và điều trị dứt điểm để tránh lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.

– Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với người bệnh cũng như các dụng cụ- chất tiết của trẻ bệnh

– Đặc biệt, phụ huynh cần cho trẻ đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp mẹ sớm nhận biết bệnh ho gà ở trẻ em cũng như cách chăm sóc trẻ ho gà tại nhà. Bệnh ho gà là bệnh có khả năng lây lan nhanh và để lại nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ em, do vậy bố mẹ không nên chủ quan khi con có những dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị gấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *