Trẻ bị nôn liên tục là vấn đề thường gặp, khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị nôn nhiều lần trong bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nôn liên tục do đâu và xử trí như thế nào?
1. Về hiện tượng nôn ở trẻ
Nôn mửa là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và thoát ra ngoài miệng hoặc mũi. Tình trạng này phản ánh hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề hoặc do cơ thể phản ứng với các tác động lạ ở bên ngoài. Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nôn, ói mửa do hệ tiêu hóa của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, rất dễ khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề…
Mặc dù là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng nếu nôn trớ không được xử trí kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn tới nhiều hiểm họa khó lường. Nôn trớ có thể khiến trẻ bị mất nước hoặc rối loạn điện giải. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới rách thực quản, khó thở, kích ứng phổi…
Nôn mửa là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên miệng của trẻ
2. Trẻ bị nôn liên tục do đâu?
Nôn trớ ở trẻ có thể do phản ứng của hệ tiêu hóa, cũng có thể là do một số bệnh lý như:
2.1. Viêm dạ dày – ruột
Viêm dạ dày, viêm ruột là bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể hình thành do nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường sống, thức ăn, nguồn nước kém đảm bảo… Không phân biệt bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ là do vi khuẩn hay virus gây ra. Khi bị viêm dạ dày, ruột thì bé sẽ nôn trớ liên tục từ 5-30 phút/lần trong khoảng 12 giờ đầu tiên. Ngoài nôn trớ thì trẻ còn có biểu hiện sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi, mất sức…
2.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu tiết niệu ở trẻ nhỏ, xảy ra do vi khuẩn là chủ yếu. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ có thể gặp phải tình trạng sốt cao, đi tiểu rát, đôi khi có thể nôn mửa, người mệt mỏi, mất sức… Nguyên nhân là do vi khuẩn có hại làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ,
2.3. Tắc ruột
Tắc ruột ở trẻ hình thành khi phần ruột bị xoắn lại. Tuy hiếm gặp nhưng tắc ruột có thể dẫn tới nôn mửa, đau bụng quằn quại ở trẻ nhỏ. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể nhận biết trẻ bị tắc ruột qua trình trạng khó đi đại tiện, ra nhiều mồ hôi, môi da nhợt nhạt…
2.4. Lồng ruột
Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bụ bẫm. Khi bị lồng ruột, vấn đề tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng và dẫn tới tình trạng nôn trớ, đau bụng, không đi đại tiện được, người nhợt nhạt…
3. Xử trí khi trẻ nôn nhiều lần
Khi trẻ bị nôn mửa nhiều lần, cha mẹ cần trang bị cho bản thân những kiến thức đúng đắn để xử trí khoa học cho trẻ, giúp ngăn chặn biến chứng có hại.
3.1. Theo dõi dấu hiệu mất nước
Trẻ bị nôn nhiều lần dễ dẫn tới tình trạng mất nước đáng lo ngại. Ở trạng trong một ngày có thể khiến cơ thể bé bị mất nước với những cấp độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, thường xuyên khát nước hoặc có biểu hiện khô môi… Khi đó, cha mẹ có thể theo dõi thêm tại nhà cho trẻ để xem tình trạng nôn mửa có thuyên giảm hay không. Nếu trẻ vẫn nôn và khóc không ra nước mắt, môi khô nẻ, mắt trũng, không đi tiểu nhiều giờ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 8 tháng biếng ăn: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp
Cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu mất nước khi trẻ bị nôn liên tục
3.2. Bù nước cho trẻ
Để tránh mất nước, bố mẹ hãy cho trẻ uống Oresol đúng cách theo tỷ lệ ghi trên bao bì của gói hoặc tỷ lệ đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ. Dung dịch này có tác dụng bù nước, điện giải nhanh chóng cho trẻ nhưng không nên lạm dụng để tránh tác động xấu đối với sức khỏe của trẻ. Nếu thấy cho trẻ uống Oresol mà vẫn xuất hiện tình trạng khô môi, khát nước, không đi tiểu thì cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám ngay.
3.3. Thay đổi chế độ ăn
Bố mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nhiều nước để trẻ có thể ăn uống dễ dàng và bù nước cần thiết cho cơ thể. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ hãy cho bé bú như bình thường, tăng cữ sữa để bù nước đã mất khi trẻ bị tiêu chảy. Với trẻ lớn hơn, hãy cho bé ăn những thực phẩm thanh đạm, hạn chế dầu mỡ hoặc cay nóng. Nếu trẻ không muốn ăn hoặc tình trạng mệt diễn ra thường xuyên thì hãy chia nhỏ bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trẻ. Không nên ép con ăn quá nhiều và sau khi ăn nên để trẻ nghỉ ngơi thoải mái để giảm tình trạng nôn trớ.
3.4. Đưa con đến gặp bác sĩ
Khi tình trạng nôn trớ diễn ra trong thời gian dài, tuần suất liên tiếp và trẻ có các biểu hiện như sau thì các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi khám và điều trị đúng cách:
– Trẻ bị nôn ra dịch mật hoặc nôn ra máu, đau bụng nhiều.
– Trẻ bị nôn liên tục trong hơn 24 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Bé nhịn ăn, bỏ ăn trong nhiều giờ đồng hồ.
– Trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng, da, môi tím tái, khóc không thành tiếng…
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, sốt cao liên tục, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc sốt cao nhiều ngày liền.
– Trẻ có biểu hiện mất tri giác, người mệt mỏi, nhợt nhạt, tay chân thiếu sức sống…
Nếu thấy trẻ có các tình trạng này, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay để được bác sĩ xử trí. Tùy vào tình trạng nôn mửa, nguyên nhân và thể trạng của các bé mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử trí phù hợp và an toàn cho trẻ. Trong quá trình điều trị nôn mửa, cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ chăm sóc trẻ khoa học để trẻ nhanh chóng thuyên giảm.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế khi tình trạng nôn kéo dài nhiều lần hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường
Khi thấy trẻ bị nôn liên tục cha mẹ cần được trang bị kiến thức khoa học để xử trí cho trẻ đúng cách và chủ động đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị đúng phác đồ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.