Trẻ 3 tuổi biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng không hiểu lý do và không biết nên làm gì. Bài viết dưới đây giúp các bậc phụ huynh lý giải nguyên nhân chính khiến trẻ trở nên chán ăn khi bước sang 3 tuổi. Đồng thời sẽ cung cấp những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thích vị giác ở trẻ biếng ăn trong giai đoạn này.
Bạn đang đọc: Trẻ 3 tuổi biếng ăn: lý giải nguyên nhân và thực đơn cho bé
1. Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn khi 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi biếng ăn là do sự tăng trưởng của bé đã chậm lại so với giai đoạn trước
Giai đoạn trẻ 3 tuổi là thời điểm bé bắt đầu làm quen với thức ăn giống với người lớn và hình thành thói quen ăn uống của bản thân. Nhưng trong thời điểm này trẻ hay có hiện tượng chán ăn khiến bố mẹ lo lắng. Dưới đây là nguyên nhân chính khiến trẻ 3 tuổi hay biếng ăn hơn:
– Sự tăng trưởng của bé đã chậm lại: Đây là một nguyên nhân đầu tiên lý giải việc trẻ trở nên biếng ăn hơn khi đến giai đoạn 3 tuổi. Các mẹ nên nhớ rằng khi bước sang giai đoạn này, trẻ vẫn tăng trưởng đều tuy nhiên sẽ không nhanh như giai đoạn trước. Do đó, bé không còn cần nhiều năng lượng như trước, đồng thời cảm giác thèm ăn không còn nữa.
– Chăm sóc con sai cách: nhiều mẹ thường hay có thói quen ép trẻ ăn nhiều dù con đã no hoặc cho bé ăn lại một món trong thời gian dài. Mặc dù đó là món ăn bổ dưỡng thì khi ăn nhiều bé cũng cảm thấy chán từ đó sẽ hình thành chứng sợ ăn.
– Trẻ mọc răng: 3 tuổi là thời điểm trẻ hay mọc răng hàm nên hay có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn. Giai đoạn này, mẹ cần cho trẻ ăn món mềm nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng và quay trở lại ăn bình thường khi các triệu chứng được cải thiện.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn mẹ cần biết
2.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn
Tìm hiểu thêm: Bệnh ho gà lây qua đường nào? Làm gì khi bị phơi nhiễm?
Chế độ ăn cân bằng cho trẻ 3 tuổi chán ăn
Với trẻ 3 tuổi, có thể cần có nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa và năng lượng cho sự tăng trưởng. Vì vậy, để xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp cho trẻ biếng ăn khi đến độ tuổi 3-4 tuổi bố mẹ cần ghi nhớ các quy tắc sau:
– Đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: protein( thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo, vitamin, khoáng chất, tinh bột,…
– Đủ liều lượng: tinh bột (chiếm khoảng 6 phần/ngày tương đương với 3 chén cơm mỗi ngày); chất xơ và vitamin chiếm khoảng 5 phần mỗi ngày (1 phần rau củ = 1 trái chuối, 2 nhánh bông cải xanh); chất đạm chiếm 2 phần/ngày, 1 phần đạm = 1/2 quả trứng + 50g thịt, cá, tôm; 1/4 chén đậu nấu chín; 4 thìa bơ đậu phộng).
– Đừng quên bổ sung thêm chất béo từ dầu, mỡ vì nó sẽ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là chất hỗ trợ trẻ hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E tốt hơn.
– Cách lựa chọn thực phẩm: ưu tiên những loại thực phẩm tốt sức khỏe, giàu năng lượng cho trẻ.
– Chia đều bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dạ dày của bé dễ kiểm soát và hấp thu một cách nhanh chóng.
2.2 Top những thực phẩm cho trẻ 3 tuổi biếng ăn
Dưới đây là danh sách những thực phẩm mẹ nên ưu tiên sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để giúp kích thích vị giác cũng như giúp trẻ tăng cân, phát triển một cách toàn diện.
– Trứng gà: là một thực phẩm có nguồn protein tuyệt vời và cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều bé. Trong 100g trứng gà có đến 13g protein cùng vitamin A và B12, đều là những thành phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa trứng là thực phẩm mà mẹ có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau, kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo sự phong phú cho thực đơn của trẻ.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: đây là nguồn protein tự nhiên chất lượng và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Với trẻ 3 tuổi mẹ nên cho trẻ uống khoảng 500-600ml mỗi ngày chia làm hai lần kết hợp với các chế phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua,… Các bà mẹ cũng có thể lựa chọn các loại sữa nhiều vị để thay đổi vị giác của trẻ. Ngoài ra kem tươi cũng là món ăn được khuyến khích, có thể bổ sung vào ngũ cốc, salad để kích thích sự ngon miệng cho bé.
– Chuối: trong một quả chuối chứa khoảng 105 calo cùng hàm lượng vitamin B6 và kali cao sẽ giúp bé ăn ngon. Ngoài ra, chuối còn cung cấp lượng lớn chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt, chống táo bón hiệu quả. Với trẻ 3 tuổi, mẹ có thể nghiền chuối để làm sinh tố, làm bánh cho bé ăn tuy nhiên mỗi bé chỉ nên ăn tối đa 1 quả chuối trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm mũi mủ ở trẻ nhỏ: nguyên nhân và cách chữa trị
Mẹ có thể chế biến chuối thành nhiều món bánh khác nhau để kích thích vị giác cho trẻ
– Quả bơ: đây là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ biếng ăn vì bơ rất giàu chất béo có lợi giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân khỏe mạnh. Trong quả bơ cũng chứa omega 3 tốt cho sự phát triển của thể chất và não bộ cũng như kích thích trẻ ăn ngon. Bố mẹ có thể kết hợp bơ với sữa, bánh mì để tạo thành một món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trẻ nhỏ.
– Thịt gà: thịt gà là loại thực phẩm lành tính, không dễ gây dị ứng hay đầy bụng như hải sản và chứa nhiều protein và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ.
– Khoai tây: là thực phẩm giàu năng lượng khi chứa nhiều carbohydrates, axit amin, arginine và glutamine. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Chế biến khoai tây cũng rất dễ dàng và phong phú như nấu canh, hầm, cháo, súp hoặc nghiền….đều là những món ngon, dễ ăn và giàu dinh dưỡng.
– Thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt heo chứa rất nhiều chất sắt và chất béo.
– Trái cây nhiệt đới: xoài, dứa, đu đủ…chứa một lượng đường tự nhiên rất nhiều năng lượng, thúc đẩy quá trình ăn uống và tăng cân khỏe mạnh ở trẻ. Lượng vitamin và chất xơ có trong các loại trái cây này giúp hỗ trợ tiêu hóa của trẻ.
– Bí ngô: chứa beta-carotene cùng nhiều dưỡng chất khác giúp bé ăn ngon miệng, nhanh tăng cân. Mẹ có thể chế biến bí ngô thành nhiều món ăn khác nhau trong cả bữa chính và bữa phụ như nấu canh, hầm, hoặc nấu chè kết hợp với các loại đậu để bé ăn thay đổi.
– Đậu phụ: thành phần chủ yếu của đậu phụ là loại protein dễ tiêu hóa, sắt, canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển cơ thể của trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân và thực đơn dành cho trẻ 3 tuổi biếng ăn, ăn ngon miệng mà bổ dưỡng cho các bé yêu. Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ chăm con yêu dễ dàng hơn, bé sẽ hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.