Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

Có khoảng 5% trẻ được phát hiện dính thắng lưỡi ngay sau khi chào đời, còn lại đa phần trẻ chỉ được phát hiện khi có triệu chứng ăn uống khó khăn, nói ngọng hoặc tiêm chủng… Tìm hiểu ngay về tật dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí khoa học cho trẻ trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

1. Nhận biết trẻ dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh do bị ngắn dây thắng lưỡi, dẫn tới hạn chế cử động bình thường của lưỡi khi bú, nhai, nuốt hoặc nói chuyện… Có khoảng 5% trẻ được phát hiện dính thắng lưỡi ngay sau khi chào đời, còn lại đa phần trẻ chỉ được phát hiện khi có triệu chứng ăn uống khó khăn, nói ngọng hoặc tiêm chủng… Dính thắng lưỡi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ gặp phải nhiều khó khăn khi ti mẹ, dẫn tới tình trạng chậm lớn, tăng cân. Khi tới tuổi học nói, thắng lưỡi có thể khiến trẻ bị cản trở quá trình phát âm, dẫn tới nói ngọng.

Tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi mắc phải dị tật này mà biểu hiện ở trẻ sẽ khác nhau, cụ thể:

– Thắng lưỡi ngắn dẫn tới hạn chế cử động của lưỡi;

– Đầu lưỡi của trẻ không thè được ra bên ngoài môi;

– Đầu lưỡi không thể chạm vào nóc vòm họng;

– Khi trẻ khóc thì đầu lưỡi xuất hiện hình trái tim;

– Khi trẻ thè lưỡi thì có hình chóp nhọn hoặc hình vuông;

– Dính thắng lưỡi có thể khiến răng cửa hàm dưới bị nghiêng, hở;

– Trẻ gặp khó khăn khi ti mẹ, khi ăn uống, phát âm khó khăn, nói ngọng,…

Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh ở lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống

2. Mức độ dính thắng lưỡi

Độ dài của thắng lưỡi được tính từ nơi dính ở lưỡi đến sàn miệng và có thể phân loại cụ thể như sau:

– Mức độ nhẹ: Thắng lưỡi bị dính từ 12 – 16mm

– Mức độ trung bình: Thắng lưỡi bị dính từ 8 – 11mm

– Mức độ nặng: Thắng lưỡi bị dính từ 3 – 7mm

– Mức độ nghiêm trọng: Thắng lưỡi bị dính từ 3mm

Thắng lưỡi càng ngắn thì mức độ dính càng lớn và mức độ ảnh hưởng tới phát âm, ăn uống của trẻ càng nghiêm trọng. Thậm chí, dính thắng lưỡi còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoàn thiện của hàm răng. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trong việc nhận biết trẻ đang bị dính thắng lưỡi và chủ động đưa trẻ đi khám, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để bảo toàn sức khỏe tối ưu cho trẻ.

Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và sinh hoạt của trẻ nên cần được xử trí sớm

3. Xử trí dính thắng lưỡi ở trẻ

3.1. Thăm khám với bác sĩ

Ngay khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi hoặc nghi ngờ trẻ có biểu hiện dính thắng lưỡi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa. Mức độ dính thắng lưỡi và ảnh hưởng đối với trẻ cần được xác định rõ để bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xử trí phù hợp. Hiện nay, xử trí dính thắng lưỡi thường áp dụng phương pháp phẫu thuật với việc sử dụng một số loại dao mổ đặc biệt như dao Plasma, dao laser…

3.2. Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ

Chỉ định cắt thắng lưỡi sẽ phụ thuộc vào mức độ dính và ảnh hưởng của dị tật tới cuộc sống, sự phát triển của trẻ. Một số trường hợp trẻ dính thắng lưỡi nhẹ có thể không cần thiết phải phẫu thuật nếu không gây đau đớn, không khiến trẻ khó ăn uống hoặc nói ngọng. Trường hợp trẻ dính thắng lưỡi nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện thì sẽ được chỉ định phẫu thuật bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, phẫu thuật cắt thắng lưỡi thường được áp dụng nhiều phương pháp như sử dụng dao điện laser hoặc dao siêu âm Plasma. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể tùy vào tình trạng bé. Sau phẫu thuật, gần như bé có thể ăn uống trở lại bình thường và hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ bị hen suyễn có chữa được không?

Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

Phẫu thuật là một trong những giải pháp thường được áp dụng để xử trí dính thắng lưỡi ở trẻ

4. Quy trình cắt thắng lưỡi

Hiện nay, phẫu thuật cắt thắng lưỡi có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ cũng như mong muốn của cha mẹ. Tuy vậy, dao Plasma được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả cao cũng như an toàn tối ưu cho bé, được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây.

Mặc dù không phải là đại phẫu nhưng cắt thắng lưỡi cần được thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ. Trước phẫu thuật, bác sĩ tiến hành khám và đánh giá tình trạng của bé kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Sau đó, bé được đưa tới phòng mổ và phẫu thuật bởi đội ngũ bác sĩ, phụ mổ, điều dưỡng… chuyên môn cao.

Thời gian thực hiện cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma thường kéo dài từ 15 phút. Sau đó, trẻ có thể xuất viện ngay trong ngày và ăn uống ngay sau phẫu thuật khoảng vài giờ đồng hồ. Thời gian để trẻ phục hồi sau cắt thắng lưỡi thường kéo dài khoảng từ 1-2 tuần.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thì cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ngậm, cắn vật cứng hoặc mút tay bởi có thể dẫn tới tình trạng chảy máu. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống như bình thường nhưng sử dụng thực phẩm mềm, dễ nhai hoặc dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm kích thước lớn hoặc cay nóng. Sau khi ăn, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng kỹ cho bé và để trẻ uống nhiều nước nhằm cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng của trẻ. Nếu nhận thấy sau khi phẫu thuật, trẻ có các biểu hiện bất thường như quấy khóc, sốt cao, sưng tấy vùng phẫu thuật, chảy máu, nôn mửa… thì thông báo ngay tới bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Hành trình điều trị sốt virus ở trẻ nhỏ tại Thu Cúc TCI

Yên tâm hoàn toàn khi cho trẻ cắt thắng lưỡi tại TCI với bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ phẫu thuật hiện đại…

Dính thắng lưỡi ở trẻ dẫn tới nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, sinh hoạt và học nói… Do đó, cha mẹ nên chủ động nhận biết sớm tình trạng dính thắng lưỡi để đưa trẻ đi khám, xử trí ngay. Đồng thời, cha mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi cắt thắng lưỡi để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *