Cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản và rất phổ biến, nhằm can thiệp vào vùng da bọc quanh dương vật. Rất nhiều phụ huynh thắc mắc “trẻ em bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?” Đây cũng là nội dung được đề cập đến trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Mẹ có biết: Trẻ em bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?
1. Tìm hiểu thủ thuật cắt bao quy đầu cho trẻ em
1.1. Bao quy đầu là gì?
Bao quy đầu là phần da bao quanh dương vật của các bé trai. Thông thường, phần da này bao trọn đầu dương vật và sẽ tự động tụt xuống khi bé trai 4 – 5 tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp các bạn trai đến độ tuổi dậy thì nhưng bao quy đầu vẫn chưa tự tụt xuống. Khi đó, phụ huynh cần cho con đi cắt bao quy đầu.
Bao quy đầu là phần da bao quanh dương vật của các bé trai.
1.2. Cắt bao quy đầu là gì?
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhằm cắt bỏ bao quy đầu của các bé trai, đem lại rất nhiều lợi ích:
– Giúp vệ sinh vùng kín dễ dàng hơn: Khi phần da thừa ở quy đầu được cắt bỏ, việc vệ sinh và loại hết các vi khuẩn và cặn bẩn ở đầu dương vật trở nên dễ dàng hơn.
– Giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm dương vật: Vì đầu dương vật – nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và cặn bẩn nhất luôn được vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng nên nguy cơ viêm nhiễm sẽ được hạn chế tối đa.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Phương pháp cắt bao quy đầu cho trẻ em không những không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của các bạn trai mà còn giúp mở bao quy đầu, làm cho dương vật dài và lớn hơn bình thường. Từ đó, giúp cho khả năng sinh dục sau này của các bé tốt hơn, không còn đau rát và xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục.
– Hạn chế nguy cơ ung thư dương vật và vô sinh: Một trong những tác nhân gây ung thư dương vật và cả vô sinh hiếm muộn ở nam giới chính là các bệnh về bao quy đầu. Do đó, cắt bao quy đầu sẽ giúp hạn chế những nguy cơ xấu này.
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhằm cắt bỏ bao quy đầu của các bé trai, đem lại rất nhiều lợi ích.
2. Cắt da quy đầu có đau không?
Khi thấy bao quy đầu của con mình có dấu hiệu bất thường, các mẹ cũng hay lo lắng, không biết cắt da quy đầu có đau không. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, hầu hết các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế đều đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật ngày nay không chỉ khắc phục được những nhược điểm của kỹ thuật cũ mà còn đem lại rất nhiều ưu điểm:
– Hạn chế xâm lấn, hạn chế ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận.
– Sử dụng thuốc tê khi thực hiện nên không gây cảm giác đau đớn cho bé.
– Không tránh khỏi sự sưng và chảy máu nhẹ sau cắt nhưng vết thương sẽ nhanh chóng lành lặn trở lại.
– Rút ngắn thời gian thực hiện tiểu phẫu, chỉ còn từ 15 – 30 phút
– Trẻ có thể ra về ngay hoặc ra về sau vài giờ nghỉ ngơi.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Nhờ áp dụng kỹ thuật cắt bao quy đầu hiện đại, rẻ có thể ra về ngay hoặc ra về sau vài giờ nghỉ ngơi.
3. Trẻ em bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?
Sau khi đã thử hết các phương pháp không xâm lấn, giúp bảo tồn bao quy đầu khỏi những bất thường không thành công, các bác sĩ mới chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ.
3.1. Trường hợp nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Nếu mẹ thấy bao quy đầu của trẻ có những dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ:
– Khi da quy đầu có biểu hiện bệnh lý:
+ Bao quy đầu dài, trùm hết toàn bộ dương vật, khó lộn xuống một cách tự nhiên, dương vật không hề lộ ra ngoài dù ở trạng thái bình thường hay cương cứng.
+ Hẹp bao quy đầu khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu rất và rất dễ bị viêm nhiễm. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý rất phổ biến ở trẻ nên các cha mẹ không cần quá lo lắng.
+ Nghẹt bao quy đầu – nguy cơ gây tắc nghẽn lưu thông máu, thường xảy ra sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng phụ huynh tự nong không đúng cách.
Những dấu hiệu này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm mà sau này trẻ có thể gặp phải như: viêm dương vật, viêm niệu đạo, xuất tinh sớm hoặc thậm chí là ung thư dương vật.
Nếu mẹ thấy bao quy đầu của tre bị dài, bị nghẹt hoặc bị hẹp… hãy nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ.
3.2. Không nên cắt da quy đầu cho trẻ khi nào?
Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi cắt bao quy đầu, nhất là trong các trường hợp:
– Trẻ dưới 1 tuổi;
– Chưa có chỉ định của bác sĩ;
– Bỏ qua các biện pháp điều trị không xâm lấn;
– Lỗ tiểu đóng thấp
– Dương vật của trẻ bị dị dạng (vùi dương vật, cong dương vật, dương vật nhỏ…);
3.3. Trẻ em bao nhiêu tuổi thì nên cắt bao quy đầu?
Đây có lẽ là nỗi lo của rất nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, có tới 96% số trẻ em ngay khi mới sinh ra đã mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, những hiện tượng này sẽ sớm biến mất.
Trong trường hợp trẻ được từ 4 – 5 tuổi, mà bao quy đầu vẫn còn tình trạng dài hoặc hẹp thì các mẹ có thể thực hiện lột bao quy đầu cho con bằng thuốc chuyên dụng hoặc bằng tay. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, các mẹ hãy đảm bảo là đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu không thể tự lột, các mẹ nên thực hiện kỹ thuật này tại các cơ sở y tế hoặc tự làm ở nhà theo chỉ dẫn.
Nếu lột bao quy đầu không có tác dụng, thì phụ huynh nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu khi trẻ từ 7 – 8 tuổi. Theo các chuyên gia, đây là độ tuổi cắt bao quy đầu lý tưởng nhất và muộn nhất là trước khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.
>>>>>Xem thêm: Trẻ chảy máu cam phải làm sao?
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc “trẻ em bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?”
3.4. Vì sao nên cắt bao quy đầu khi trẻ 7 – 8 tuổi?
Thời điểm 7 – 8 tuổi đến trước tuổi dậy thì là lúc các bé đã có ý thức về việc cắt bao quy đầu, vệ sinh và chăm sóc, cũng như bảo vệ bao quy đầu khỏi những tác động. Khi đó việc cắt bao quy đầu cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn, hạn chế các bệnh viêm nhiễm sau tiểu phẫu.
Ngoài ra, việc cắt bao quy đầu ở độ tuổi này còn giúp cho dương vật của bé trai có cơ hội phát triển toàn diện hơn trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, cắt bao quy đầu ở độ tuổi này không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến chức năng sinh lý sau này của các bé.
Cuối cùng, các mẹ cần lưu ý là phải lựa chọn cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín, cùng bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, tránh mọi biến chứng không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã hiểu hơn những lợi ích của việc cắt bao quy đầu cho bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.