Các chuyên gia cho biết, trẻ sốt cao co giật nhiều lần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Cha mẹ cần trang bị những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc và xử trí khi trẻ sốt cao, có biểu hiện co giật.
Bạn đang đọc: Trẻ sốt cao co giật nhiều lần cần xử trí như thế nào?
1. Nhận biết trẻ sốt cao co giật
Sốt co giật là tình trạng trẻ bị tăng nhiệt độ đột ngột, cứng người, trợn mắt, co giật tay chân liên hồi. Tình trạng này nhìn chung có thể tự hết sau khoảng vài phút nhưng cũng có không ít trường hợp diễn ra nghiêm trọng hơn, đe dọa tới tính mạng của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 2-4% trẻ từ 6 tháng tới dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị sốt co giật.
Sốt co giật ở trẻ được phân chia thành hai dạng cơ bản là:
– Sốt co giật đơn thuần: Khi các cơn co giật toàn thể kéo dài không quá 15 phút, co giật tăng trương lực và bị co cứng cơ, tần suất 1 cơn/ngày. Sau khi bị co giật, trẻ không có biểu hiện rối loạn tri giác, không có các di chứng thần kinh.
– Sốt co giật phức hợp: Cơn co giật diễn ra quá 15 phút, tần suất nhiều hơn 2 lần/ngày và sau khi có giật, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác.
Tình trạng sốt co giật thường sẽ xảy ra khi trẻ đang sốt cao trên 39 độ C với các biểu hiện như:
– Tăng trương lực cơ thân
– Trẻ mất ý thức
– Mất cảm giác ở các chị
– Thét lên
– Nôn ói
– Sùi bọt mép
– Tay chân co giật
– Toàn thân co giật
– Thở loạn nhịp
– Mắt trợn ngược…
Trẻ sốt cao trên 39,5 độ C có thể tiềm ẩn nguy cơ bị co giật, động kinh
2. Trẻ sốt cao co giật nhiều lần có nguy hiểm không?
Bác sĩ cảnh báo, sốt cao co giật là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, cần được xử trí kịp thời. Nếu trẻ sốt cao co giật kéo dài nhiều lần, có thể tiềm ẩn nguy cơ:
– Biến chứng bệnh động kinh: Sốt cao co giật ở trẻ có thể dẫn tới tình trạng động kinh, mất nhận thức nếu như trẻ không được xử trí kịp thời. Trường hợp này có nguy cơ xảy ra cao ở những trẻ dưới 12 tháng bị sốt cao co giật, cơn co giật kéo dài và xảu ra nhiều lần hoặc khi trẻ có cấu trúc não bất thường, mắc bệnh về não…
– Não bị tổn thương: Do tổn thương hệ thống dây thần kinh, làm hại tới các tế bào não và dẫn tới tình trạng rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ, giảm trí nhớ…
– Hội chứng rối loạn Tic: Một dạng rối loạn vận động, phát âm không chủ đích ở trẻ. Hội chứng này là hệ quả của cơn co giật do sốt cao ở trẻ khi diễn ra nhiều lần hoặc kéo dài mà không có biện pháp xử lý đúng đắn. Biểu hiện khi trẻ mắc hội chứng rối loạn Tic là: Thường xuyên nói lắp, lẩm bẩm, tự cắn, tự nhảy nhót, chân tau quờ quạng, lắc đầu liên tục, giật cơ hàm, thở dốc, ho, la hét…
– Tăng động giảm chú ý: Nguy cơ mắc gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường với đặc trưng là trẻ bị mất tập trung, khó kiểm soát hành động, phấn khích thái quá…
– Ảnh hưởng tâm lý và hoạt động: Cơn co giật có thể khiến trẻ bị ngã, ngất hoặc gặp chấn thương trên cơ thể. Ngoài ra, những cơn co giật còn khiến trẻ bị sợ hãi, ám ảnh tâm lý và dễ bị tự ti trước đám đông, dễ cáu gắt…
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ
Trẻ sốt cao co giật nhiều lần mà không được xử trí, sơ cứu đúng cách có thể bị tổn thương não
3. Xử trí trẻ sốt co giật nhiều lần đúng cách
3.1. Đưa trẻ tới bệnh viện
Khi thấy trẻ bị sốt cao co giật thì mọi người cần thông báo ngay cho bác sĩ và đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ xử trí kịp thời. Các dấu hiệu cha mẹ cần cảnh giác và chủ động đưa trẻ đi khám là:
– Trẻ lần đầu tiên bị sốt cao co giật
– Cơn co giật ở trẻ kéo dài trên 5 phút
– Sau khi co giật, trẻ không tỉnh lại
– Sau khi co giật, tri giác của trẻ kém, không tỉnh táo…
3.2. Hạ sốt, làm thông đường thở
– Cha mẹ nãy đặt trẻ trên một mặt phẳng mềm, cho trẻ nằm ở tư thế dễ chịu và thoải mái (nằm nghiêng hoặc nằm ngửa) để trẻ dễ hô hấp.
– Cởi hết quần áo và đặt gối dưới đầu để trẻ nằm thoải mái và dễ thở.
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C cần được hạ sốt bằng khăn ấm, lau sạch vùng nách, bẹn, trán… và sử dụng thuốc hạ sốt theo khuyến cáo.
– Lau người cho trẻ liên tục để làm mát, hạ nhiệt khi đợi thuốc hạ sốt có tác dụng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Làm thế nào để chữa bệnh còi xương?
Đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi phát hiện trẻ sốt cao, co giật nhiều lần
4. Chăm sóc trẻ đúng cách
Điều quan trọng khi trẻ bị sốt cao co giật là bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh, để có thể xử trí cho trẻ đúng cách, vì đa số các cơn co giật thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nếu được xử trí kịp thời. Bố mẹ cần lưu ý:
– Không cho đồ vật hay cho tay vào miệng của trẻ để tránh nguy cơ khiến trẻ bị sặc, ngạt thở.
– Không cố gắng nạy răng hay dùng các vật cứng để chặn miệng của trẻ vì điều này có thể dẫn tới tổn thương niêm mạc miệng, trầy xước lợi, gãy răng.
– Không dùng sức đè trẻ để kiềm cơn co giật vì có thể gây tổn thương tới các cơ quan của trẻ.
– Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng khi chưa có chỉ định.
– Không tập trung nhiều người quanh trẻ khi đang bị co giật vì điều này có thể khiến trẻ không đủ oxy để thở.
– Cởi hoặc nới lỏng quần áo để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn và nhanh hạ sốt hơn.
– Bổ sung đủ nước và vitamin cho trẻ sau khi bị co giật để cân bằng điện giải và tăng sức đề kháng.
– Trong lúc trẻ bị co giật, cha mẹ cần ghi nhớ các biểu hiện để thông báo cho bác sĩ, giúp bác sĩ có nhiều cơ sở để xác định tình trạng của trẻ và xử trí bằng các phương pháp phù hợp.
Khi trẻ sốt cao co giật nhiều lần, bố mẹ cần bình tĩnh để thông báo với bác sĩ và đưa trẻ tới bệnh viện để được xử trí sớm. Đồng thời, bố mẹ cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để chăm sóc trẻ đúng cách, ngăn ngừa sốt cao co giật và các tình trạng nguy hiểm khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.