Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao: lời khuyên cho mẹ

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao là vấn đề nhiều bậc cha mẹ đang gặp phải vì nếu không có cách khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vậy lời khuyên dành cho bố mẹ khi con lười ăn, không tăng cân là gì, hãy đọc bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao: lời khuyên cho mẹ

1. Quy tắc trong xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn chậm lớn

Với trẻ biếng ăn, chậm tăng cân thì bố mẹ nên hiểu được ba nguyên tắc “vàng” sau đây trong cách xây dựng thực đơn cho trẻ:

1.1 Bổ sung thực phẩm theo nhu cầu của trẻ

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ phù thuộc vào thể trạng và độ tuổi của trẻ. Với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có mốc phát triển khác nhau. Chính vì thế bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Ví dụ như với những trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm thì chủ yếu bổ sung thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà đến tháng thứ 7 thì có thể ăn thêm các loại thực phẩm như thịt bò, cá, tôm, cua…; trẻ lớn hơn 12 tháng thì sẽ ăn đa dạng hơn.

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao: lời khuyên cho mẹ

Bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với độ tuổi và thể trạng của trẻ

1.2 Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng chỉ thực sự phát huy tác dụng tốt nhất khi được bổ sung một lượng vừa đủ. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, một bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đây được đánh giá là một nền tảng chính có vai trò quyết định đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.

1.3 Cần kết hợp thực phẩm một cách linh hoạt, đa dạng

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng  và phù hợp với độ tuổi của trẻ trong khẩu phần ăn thì phụ huynh cũng nên chú ý đến các sản phẩm hỗ trợ, cải thiện cân nặng của trẻ đáng kể như men vi sinh, canxi, kẽm…các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, thực đơn hằng ngày của trẻ cũng phải có sự đa dạng về món ăn và cách chế biến thay đổi linh hoạt, hạn chế tình trạng lặp đi lặp lại một món dễ gây nhàm chán cho bé.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến thể trạng của trẻ để thay đổi thực đơn cho hợp lý. Ví dụ như với trẻ biếng ăn do bị cảm cúm, cơ thể mệt mỏi thì nên bổ sung cho trẻ những món ăn dễ hấp thu, chữa cảm tốt cho trẻ như cháo cháo hạt sen, súp bí đỏ tôm thịt,… Còn trường hợp trẻ biếng ăn do hệ tiêu hóa không tốt như bị táo bón, tiêu chảy nên bổ sung cho trẻ men vi sinh kèm theo bữa ăn và chế biến các món ăn dễ tiêu hóa.

2. Chế độ ăn khoa học cho trẻ biếng ăn chậm lớn gồm những gì?

2.1 Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Nên bổ sung phô mai

Phô mai là là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn. Phô mai là một chế phẩm làm từ sữa với hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sự phát triển của trẻ. Lượng đạm, canxi và chất béo dồi dào có trong loại thực phẩm này giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng và khắc phục cân nặng cho trẻ. Với vị béo, ngậy đặc trưng phô mai trở thành món ăn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ và mẹ cũng dễ dàng chế biến nhiều món ăn trong cả bữa chính và bữa phụ. Có một lưu ý bố mẹ nên biết khi cho con ăn phô mai là đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chỉ có tính chất hỗ trợ không nên thay thế cho sữa hay các thực phẩm khác.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp nguyên nhân và giải pháp trẻ quấy khóc khi bú

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao: lời khuyên cho mẹ

Phô mai là là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn.

2.2 Bổ sung đạm từ thịt, cá

Protein là một trong 4 nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Mẹ nên ưu tiên bổ sung đạm từ thịt và cá cho trẻ vì đây là 2 loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng khá lành tính rất thích hợp cho trẻ nhỏ. Tuy vậy, với những thực phẩm quen thuộc như thịt và cá thì bố mẹ cần phải có những cách chế biến mới lạ, tránh cảm giác nhàm chán khi trẻ ngồi vào bàn ăn.

2.3 Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Bổ sung ngũ cốc, tinh bột tốt

Nhiều bố mẹ có quan điểm sai lầm rằng khi trẻ lười ăn, chậm tăng cân sẽ cần phải bổ sung thật nhiều tinh bột nhất từ gạo. Tuy nhiên đây là yếu tố khiến trẻ trở nên chán ăn nhiều hơn do thường xuyên phải ăn cơm. Thay vì đó, mẹ nên bổ sung thêm ngũ cốc, các loại tinh bột tốt từ khoai tây, khoai lang, bánh mì, mì ống kết hợp với cơm, bún , phở,…để có được những món ăn ngon miệng và cung cấp đủ nguồn năng lượng chính cho trẻ mỗi ngày.

2.4 Rau củ, trái cây, hạt chứa chất béo tốt

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao: lời khuyên cho mẹ

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ lười ăn chậm lớn phải làm sao? Mẹ nên bổ sung các thực phẩm có chứa chất béo tốt

Các loại rau củ quả hạt không chỉ là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển cân đối mà còn cung cấp hàm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể của trẻ. Một số thực phẩm điển hình chứa chất béo tốt cho trẻ nhỏ như bơ, óc chó, hạt macca, hạnh nhân, hạt chia chứa rất nhiều calorie tốt cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy việc thêm các loại rau củ, trái cây, các loại hạt vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ là điều cần thiết nếu muốn cải thiện chứng biếng ăn và cân nặng của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung chất béo từ các loại dầu thực vật điển hình là dầu đậu nành, dầu dừa, dầu oliu,… có khả năng cải thiện các chỉ số cholesterol đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh về tim.

2.5 Những sản phẩm giàu acid amin

Acid amin là thành phần chính giúp cấu tạo nên protein, từ đó bảo vệ cơ, xương và các tế bào khác trong cơ thể, tăng cường miễn dịch. Các thực phẩm như thịt đỏ, đậu hũ, sữa chua,… sẽ bổ sung đầy đủ 8 acid amin thiết yếu, 2 acid amin bán thiết yếu giúp trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Với những lời khuyên mà bài viết chia sẻ, hy vọng giúp bố mẹ đã được giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Đây là quá trình cần sự kiên trì mới thấy được hiệu quả vì vậy hãy luôn là bố mẹ thông thái, lựa chọn cho trẻ những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cân hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *