Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Nó khiến trẻ bị sốt và nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bên trong miệng. Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào? Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tốt nhất?

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào?

1. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ gọi chung là coxsackie virus, gồm 2 loại chính là coxsackievirus a16 và enterovirus 71. Trong đó, nếu trẻ nhiễm enterovirus 71, bệnh nặng hơn và khả năng để lại biến chứng cao hơn so với nhiễm enterovirus a16. Một số biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm màng não…

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào?
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Lúc này trẻ đang học mầm non, môi trường đông người nên dễ dàng phát tán bệnh, trở thành dịch lớn. Do vậy, cần phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh lây lan.

Khi nhiễm virus gây bệnh, thời gian ủ bệnh là 3 – 6 ngày. Sau đó, trẻ xuất hiện triệu chứng ban đầu là sốt từ 37,5 – 38 độ C, đau họng, mệt mỏi, chán ăn. Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với viêm họng hay cảm sốt thông thường.

Sau 1 – 2 ngày phát bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các nốt phát ban. Lúc đầu, các nốt này mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân; sau đó đến bên trong miệng, rồi tiếp tục lan ra khắp cơ thể. Các nốt ở tay chân có đường kính từ 2 – 10mm, màu xám, mọc ẩn hoặc nổi lên trên bề mặt da, không gây đau ngứa. Các nốt bên trong miệng nhỏ hơn, đường kính 2 – 3mm, gây đau khi ăn.

Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể hết bệnh sau 1 – 2 tuần. Nếu bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, sốt cao tới 39 độ C, mọc nhiều nốt phát ban hơn, các nốt cũ lở loét; thậm chí trẻ co giật, mê sảng, rối loạn tri giác… gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay, tránh biến chứng nghiêm trọng.

2. Con đường lây nhiễm bệnh chân tay miệng như thế nào? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch thể người bệnh như nước bọt, nước mũi, phân… Các trẻ mẫu giáo có nguy cơ lây nhiễm cao thông qua việc chơi chung đồ chơi ở nhà trẻ, chạm vào bàn ghế lớp học, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Mùa hè và mùa thu là thời điểm bệnh lây lan nhanh nhất vì có điều kiện thích hợp cho virus phát triển, phát tán.

Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày, phụ thuộc vào tình trạng hệ miễn dịch của bé. Sau khi trẻ khỏi bệnh, virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể vài tuần. Do vậy, để tránh bùng phát dịch, khi phát hiện con nhiễm bệnh, cha mẹ nên tự giác cách ly con khỏi những trẻ khác từ 7 – 10 ngày.

Sau khi khỏi bệnh, trong cơ thể trẻ sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh tay chân miệng. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có thể tái nhiễm bệnh. Mặt khác, người lớn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tránh nhiễm bệnh hay là trung gian lây truyền virus cho các trẻ khác.

3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng trẻ em như thế nào?

Các bệnh do virus gây ra hiện nay phần lớn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tay chân miệng cũng vậy. Các biện pháp xử trí hiện tại chỉ nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh như sốt, phát ban, đau họng… Cụ thể như sau:

– Biện pháp hạ sốt: Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol hay thuốc hạ sốt khác theo chỉ định bác sĩ.

– Chống mất nước: Trẻ sốt cao rất dễ mất nước, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng dung dịch điện giải oresol hay hydrite để bù nước kịp thời.

– Nếu trẻ bị sốt cao, loét miệng: Cần bổ sung vitamin C và kẽm, lau sạch miệng trước và sau khi ăn bằng glycerin borat, sử dụng các loại gel rơ cho vết loét để giảm đau và sát khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh ho gà ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào?
Chống mất nước bằng cách cho bé uống nhiều nước, dung dịch điện giải oserol

Đặc biệt chú ý, khi trẻ xuất hiện một số biểu hiện như sau cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức:

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, có thể xuất hiện co giật.

– Sốt cao kèm ngủ li bì, nôn mửa.

– Các nốt phát ban xuất hiện nhiều hơn, có tình trạng lở loét.

Lưu ý: Người thân không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Mặt khác, thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh tay chân miệng vì đây là bệnh do virus gây ra. Việc dùng kháng sinh bừa bãi chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ mà thôi.

4. Điều trị bệnh tay chân miệng trẻ em cần lưu ý những gì?

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra đối với trẻ em đang trong độ tuổi mầm non, thời gian ủ bệnh dài nên rất dễ lây lan thành dịch lớn. Do vậy, khi phát hiện con em mình bị bệnh, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

Thứ nhất, cách lý trẻ bị bệnh với những người khác, kể cả người lớn.

– Cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hiện triệu chứng bệnh.

– Cách ly trẻ với những trẻ khác trong cùng gia đình. Có thể cho trẻ ở riêng một phòng hoặc gửi đi nơi khác, tạm thời không cho các trẻ chơi chung với nhau.

– Người lớn khi tiếp xúc với trẻ phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc.

Thứ hai, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ và mọi người xung quanh.

– Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng để ngăn virus lây lan và tránh bội nhiễm.

– Virus có thể tồn tại trên cơ thể trẻ vài tuần sau khi khỏi bệnh, hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.

– Ngâm quần áo, tã lót của trẻ bệnh trong dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

– Các vật dụng cá nhân khác của bé, đặc biệt là đồ dùng ăn uống cần được khử khuẩn, luộc sôi và sử dụng riêng với mọi người.

Thứ ba, tạo môi trường sống trong lành xung quanh trẻ.

– Mọi người phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ (ôm bé, cho bé ăn, thay tã, tắm cho bé…) và trước khi nấu ăn.

– Tất cả đồ chơi của bé cần được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên.

– Thường xuyên vệ sinh, làm sạch, sát trùng nhà cửa bằng các dung dịch khử khuẩn được cho phép như Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn.

5. Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tốt nhất?

Trẻ bị tay chân miệng sốt liên tục, cơ thể mệt mỏi, chán ăn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chọn loại thức ăn, cách cho bé ăn, cách tắm cho bé cũng phải cẩn thận hơn để không làm bé đau, đảm bảo duy trì và phục hồi sức khỏe cho bé trong và sau khi bệnh. Một số điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng như sau:

– Vì trong miệng trẻ có nốt nước gây đau nên hãy cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, độ ấm vừa phải; tuyệt đối tránh thức ăn cứng, cay nóng, khó tiêu.

– Khi cho bé ăn cần nhẹ nhàng để tránh động vào các nốt nước, các vết loét bên trong miệng.

– Chọn các loại thức ăn giàu vitamin C và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ưu tiên nước hoa quả, có thể bổ sung chất điện giải bằng dung dịch oresol.

– Có thể dùng nước ấm lau người cho bé, dùng nước ấm chườm vào các vị trí trán, cổ, nách, bẹn để giúp hạ sốt nhanh hơn.

– Chỉ tắm cho bé khi đã giảm sốt, sử dụng nước có độ ấm vừa phải, chuẩn bị các loại khăn lau mềm, tránh chà sát da bé.

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị

Cho trẻ ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa

6. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Thời điểm hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cách ly bé khỏi nguồn lây bệnh. Cụ thể, một số biện pháp phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ như sau:

– Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi.

– Người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chơi với bé, trước và sau khi cho bé ăn, sau khi thay tã cho bé…

– Thường xuyên khử trùng khu vực không gian sống của gia đình, nhất là những đồ vật, vị trí trẻ hay chạm vào như đồ chơi, tường, tay nắm cửa, điện thoại, máy tính, điều khiển tivi, giường ngủ, đồ dùng học tập…

– Tránh tiếp xúc gần với trẻ đang bị tay chân miệng, tránh dùng chung đồ vật với người đang bị bệnh.

– Theo dõi sát sao biểu hiện sức khỏe của trẻ hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị nhanh nhất.

– Khi có thông tin dịch bệnh, tránh cho trẻ đến các khu vui chơi, khu tập trung đông người.

Hy vọng những thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị như thế nào? trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh, nắm rõ các biện pháp điều trị, chăm sóc trẻ bị bệnh đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *