Ở trẻ nhỏ có sức đề kháng tốt, bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, miễn dịch không tốt khi nhiễm cảm lạnh sẽ không tự khỏi được, thậm chí còn phát triển thành bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi nhìn thấy những biểu hiện trẻ bị cảm lạnh mà cần tìm cách xử trí, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Bạn đang đọc: Nên làm gì khi nhận thấy biểu hiện trẻ bị cảm lạnh
1. Những nguyên nhân và triệu chứng trẻ đã bị cảm lạnh
1.1. Cảm lạnh ở trẻ và nguyên nhân
Virus là tác nhân chính khiến cho trẻ bị cảm lạnh. Có rất nhiều loại virus trong môi trường có khả năng gây bệnh cho trẻ. Trong đó, virus Rhino chiếm phần lớn nguyên nhân các ca bệnh.
Trẻ em bị cảm lạnh là tình trạng rất thường xuyên xảy ra. Đa phần trẻ có thể tự khỏi sau một vài ngày được chăm sóc và điều trị tại nhà. Bệnh không được dùng kháng sinh để điều trị vì nguyên nhân gây bệnh là do virus, mà virus không thể bị tiêu diệt bằng thuốc kháng sinh. Khi trẻ bị cảm, cha mẹ chỉ cần áp dụng một số cách để chăm sóc cho trẻ tại nhà thì sức khỏe của trẻ có thể hoàn toàn bình phục.
Cảm lạnh là bệnh lành tính, trẻ có thể tự khỏi được nếu chăm sóc đúng cách
Những trường hợp là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thì khi nhiễm cảm lạnh có thể không tự khỏi mà biến chuyển thành những bệnh nặng hơn. Lúc này, cha mẹ không thể tiếp tục để trẻ ở nhà mà cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp
Vì sao trẻ nhỏ lại bị cảm lạnh? Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ mắc bệnh cảm lạnh, dưới đây là một vài những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh:
– Trẻ bị nhiễm các loại virus như: Rhinovirus, Enterovirus và Coronavirus gây ra cảm lạnh bằng cách hít chúng vào hệ hô hấp.
– Thời điểm giao mùa, nhiều chủng virus phát triển mạnh mẽ cũng là nguyên nhân chính khiến cho số lượng trẻ bị cảm lạnh tăng đột biến.
– Thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao cũng khiến trẻ cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi và dễ nhiễm bệnh.
– Trẻ bị lây nhiễm từ những người xung quanh. Có thể người đó đã phát bệnh hoặc chỉ đang mang trong mình loại virus gây bệnh mà không bị bệnh. Nhưng do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.
– Bản thân trẻ đã có hệ miễn dịch yếu kém, sức đề kháng không tốt nên dễ dàng bị nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm, nhất là khi trẻ hay đi ra ngoài.
– Môi trường bên ngoài ô nhiễm với khói thuốc lá, khói bụi, không khí bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến cho trẻ nhỏ dễ bị bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ có con hay bị ốm thì cần chú ý vệ sinh không gian sống cho trẻ, đảm bảo trẻ được sinh hoạt và hít thở trong bầu không khí trong lành.
1.2. Những biểu hiện trẻ bị cảm lạnh mà một số biến chứng thường gặp của bệnh
Khi bị nhiễm cảm lạnh, trẻ thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu trong người kèm với những biểu hiện sau đây:
– Trẻ bị chảy nước mũi liên tục, hắt xì hơi thường xuyên, nước mắt cũng chảy nhiều khiến trẻ hay dụi mắt và mắt bị đỏ lên.
– Trẻ bị đau rát ở cổ họng, có thể kèm thêm ho hắng
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Nếu đã chăm sóc đúng cách mà trẻ bị nặng hơn thì nên đưa trẻ đi khám
– Bé chán ăn dẫn đến bỏ ăn, mệt mỏi, trẻ nhỏ thường quấy khóc nhiều hơn so với bình thường
– Tình trạng sốt có thể xảy ra ở một số trẻ
– Cũng có vài trường hợp trẻ bị đi ngoài phân lỏng, buồn nôn và nôn ói
Cảm lạnh không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu trẻ không được chăm sóc và xử trí đúng cách có thể khiến cho các biến chứng nặng hơn xuất hiện. Những biến chứng thường thấy nhất khi trẻ bị nhiễm cảm lạnh kéo dài đó là:
– Đường hô hấp trên bị viêm nhiễm do cảm lạnh lâu ngày, kế đến có thể lây lan viêm nhiễm sang cả tai giữa
– Khi trẻ bị cảm lạnh lâu có thể dẫn đến khò khè, khó thở, ho dẫn đến khả năng khởi phát cơn hen của trẻ
– Cảm lạnh cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm họng cho trẻ
– Khi trẻ bị cảm, rất dễ bị hình thành viêm mũi, dẫn đến viêm xoang vì môi trường thuận lợi cho virus phát triển.
– Bệnh cảm lạnh ở trẻ nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến hiện tượng sốt cao do đường hô hấp dưới bị viêm, có thể tiến triển thành viêm phổi.
Có nhiều biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, chính vì vậy cha mẹ cần để ý đến con để phát hiện triệu chứng cảm của trẻ, đồng thời có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách để cải thiện tình hình sức khỏe của trẻ.
2. Phụ huynh nhận thấy biểu hiện trẻ bị cảm lạnh cần làm những gì?
Khi con bị cảm lạnh, để giúp trẻ nhanh lành bệnh, phụ huynh cần phải làm những gì, chăm sóc bé như thế nào mới đúng cách,…? Các bác sĩ Nhi khoa đưa ra những lời khuyên như sau:
– Cha mẹ hãy cho bé uống nhiều nước lọc, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng như cam, quýt, chanh, bưởi,…
– Luôn đảm bảo trẻ có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất cân bằng.
– Nên chế biến thức ăn theo những kiểu mềm lỏng, giúp trẻ dễ nhai nuốt và ăn được nhiều hơn.
– Nếu trẻ bị đau họng, sưng họng thì nên cho trẻ uống nước mật ong ấm mỗi sáng, súc miệng bằng nước muối loãng để cổ họng dịu hơn, giúp trẻ bớt đau.
– Trẻ bị ho thì cha mẹ có thể cho trẻ uống chanh mật ong, nước lê hấp gừng, đường phèn hoặc nước húng chanh chưng tắc,…
– Tắm cho trẻ bằng nước ấm hòa với chút gừng hoặc tinh dầu tràm.
– Cha mẹ chú ý vệ sinh phòng nơi bé nằm thật sạch sẽ, vệ sinh, đảm bảo thoáng mát nhưng không bị gió lùa.
– Để trẻ nghỉ ngơi, ngủ nhiều có thể giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý nếu trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.
– Tránh không cho trẻ ăn những thức ăn không lành mạnh như các loại đồ uống có ga, thực phẩm đóng hộp,..
– Hạn chế cho trẻ chạy nhảy nghịch nhiều hoặc đi ra ngoài chơi.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị ngứa vùng kín những điều cần biết và cách khắc phục
Chú ý chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc cho trẻ bị cảm lạnh
– Không nên tự ý mua thuốc ở nhà thuốc về để cho trẻ uống mà không có ý kiến của bác sĩ.
Sau khi đã thực hiện những phương pháp chăm sóc trẻ nêu trên rồi nhưng trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh vẫn kéo dài, những triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại phòng khám, bệnh viện sớm. Tránh tình trạng biến chứng nhanh, trẻ có thể bị viêm phổi hoặc những vấn đề không may khác.
3. Những biện pháp ngăn chặn giúp trẻ không bị cảm lạnh
Nguyên nhân chính gây bệnh virus nên phụ huynh cần chú ý, không tạo điều kiện cho virus phát triển trong môi trường sống của trẻ bằng cách: Luôn vệ sinh nhà cửa phòng ốc sạch sẽ hàng ngày, lau dọn và sát khuẩn những vật dụng mà trẻ hay chạm vào như đồ chơi, chăn gối,…
Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, nhất là những khi trước khi ăn, sau khi trẻ hắt xì hoặc đi vệ sinh.
Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh, không cho trẻ đi chơi nơi đông người vào những thời điểm đang có dịch bệnh.
Nếu trong gia đình có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ ốm với trẻ khỏe để không cho bệnh lây nhiễm sang nhiều trẻ khác nhau.
Nên chú ý đến thực đơn ăn uống của trẻ để bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch tự nhiên để trẻ có thể chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, rèn luyện thể chất hợp lý.
Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho phụ huynh về những nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ đã được chăm sóc đúng cách tại nhà mà vẫn không khỏe lên thì cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi khám tại các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa Nhi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.