Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh và chỉ xảy ra khoảng 5% trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuốt, phát âm của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

1. Khái niệm tật dính thắng lưỡi ở trẻ em là gì?

Dính thắng lưỡi ở trẻ là tật bẩm sinh nhẹ do lớp mỏng niêm mạc ở dưới lưỡi bị ngắn hoặc quá dày, dính chặt và làm hạn chế cử động lưỡi của trẻ.

Theo thống kê của các chuyên gia y tế thì có khoảng 5% trẻ sơ sinh bị mắc dị tật này sau khi sinh. Tình trạng này xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái và thường được phát hiện khi trẻ khám sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh hoặc khi đi tiêm chủng. Cũng có những trường hợp trẻ được phát hiện dính thắng lưỡi muộn sau vài tháng khi bố mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như: khó bú, khó phát âm, chậm tăng cân…

Các trường hợp dính thắng lưỡi dạng nhẹ, dây thắng lưỡi mỏng thì phần đầu lưỡi sẽ dần tự tách ra trong năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng bé được chỉ định cắt thắng lưỡi thì cha mẹ cũng không nên lo lắng. Bởi đây là tiểu phẫu nhẹ nhàng, nhanh chóng và trẻ có thể bú và ăn ngay sau đó mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là tật bẩm sinh nhẹ do lớp mỏng niêm mạc ở dưới lưỡi bị ngắn hoặc quá dày, dính chặt và làm hạn chế cử động lưỡi của trẻ.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tật dính thắng lưỡi?

Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp nhiều các vấn đề khó khăn khi bú, phát âm, trẻ chậm tăng cân hoặc bú rất lâu. Tùy vào mức độ và lứa tuổi mà bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.

–  Dây thắng lưỡi của trẻ ngắn và làm hạn chế cử động của lưỡi.

–  Đầu lưỡi của trẻ không thè ra được bên ngoài môi.

– Đầu lưỡi trẻ không đụng vào nóc vòm họng.

– Khi trẻ khóc, đầu lưỡi của trẻ có hình trái tim.

– Nếu trẻ thè lưỡi thì lưỡi có hình nhọn hoặc hình vuông.

– Dính thắng lưỡi còn khiến cho răng cửa hàm dưới của trẻ bị nghiêng hoặc hở.

– Trẻ bị khó khăn khi bú và khi phát âm.

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

Dính thắng lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp nhiều các vấn đề khó khăn khi bú, phát âm

3. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ được xử lý như thế nào?

3.1 Thời điểm thực hiện cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em

Ngay sau khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của dính thắng lưỡi, tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đánh giá đúng và mức độ dính thắng lưỡi xem có nên thực hiện cắt hay không?

Việc chỉ định cắt thắng lưỡi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ dính nhiều hay dính ít và mức độ ảnh hưởng đến việc bú mẹ, phát âm của trẻ. Nếu việc dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến việc bú thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ được cắt sớm, còn khi dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến việc phát âm thì lúc này trẻ cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt đề loại trừ các trường hợp trẻ phát âm khó do các nguyên nhân khác.

Kỹ thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi thì khi thực hiện, trẻ cần được giữ chặt đầu, bác sĩ có thể bôi hoặc tiêm thuốc tê cho trẻ rồi dùng sử dụng dao điện chuyên dụng để cắt thắng lưỡi, kỹ thuật này được thực hiện nhanh và có thể giúp trẻ bú mẹ ngay sau khi cắt.

Với những trẻ lớn hơn thì việc cắt dây thắng lưỡi sẽ được gây tê hoặc gây mê rồi dùng dao mổ hay máy đốt để cắt thắng lưỡi, sau đó khâu lại, vài tuần vết thương sẽ lành và hồi phục.

3.2 Thực hiện cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Phanh lưỡi hay thắng lưỡi được cấu tạo là một màng niêm mạc mỏng có hình tam giác dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Trẻ bị dính dây thắng lưỡi sẽ khiến cho chuyển động của lưỡi bị hạn chế, ở mức độ nặng nếu không phát hiện và xử lý sẽ khiến cho trẻ bị khó bú, chậm tăng cân, trẻ lớn có khả năng phát âm khó một số âm tiết.

Nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng khi trẻ bị dính thắng lưỡi và không biết trẻ cắt thắng lưỡi liệu có nguy hiểm không. Trên thực tế, phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi được thực hiện khá đơn giản, không hề gây nguy hiểm và biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và trình độ để ca tiểu phẫu được diễn ra thuận lợi và an toàn.

Trẻ sơ sinh nếu bị dính thắng lưỡi ở độ 3 và độ 4 thì có thể lựa chọn phẫu thuật khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tùy vào độ tuổi mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp.

Hiện nay có 2 phương pháp thực hiện cắt thắng lưỡi là gây tê và gây mê. Gây tê có thể áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng và ba mẹ có thể giữ được trẻ; gây mê áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên, vì ở độ tuổi này bé thường khó phối hợp. Với trường hợp gây mê, trẻ chỉ cần gây mê thoáng qua với liều lượng thuốc mê rất thấp và quá trình cắt thắng lưỡi diễn ra nhanh chóng, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm?

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

Trên thực tế, phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi được thực hiện khá đơn giản, không hề gây nguy hiểm và biến chứng

4. Trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi cần được chăm sóc như thế nào?

Sau khi tiến hành cắt dính thắng lưỡi ở trẻ thì tại vị trí cắt sẽ thường xuyên xuất hiện một vệt trắng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì hiện tượng này là bình thường và sẽ biến mất sau một vài tuần. Ngoài ra, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, chăm sóc trẻ cẩn thận, không cho trẻ cắn, ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu, tác động vào vết cắt gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mỗi ngày, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn. Tập cho trẻ vận động lưỡi, cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch vùng miệng.

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp xử lý

>>>>>Xem thêm: Trẻ táo bón: 4 lưu ý quan trọng trong điều trị

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, theo dõi và có phương pháp xử lý kịp thời

Trẻ em bị tật dính thắng lưỡi cần được phát hiện kịp thời và điều trị để giúp không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, theo dõi và có phương pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *